Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
9 lưu ý để tránh nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
Ngày cập nhật:  18/11/2010 17:13:03
Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ lại khuyên phụ nữ mang bầu không nên tiếp xúc với mèo để tránh khả năng bị nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu.



Nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu là gì?

Chúng có tên khoa học là Toxoplasmosis. Đây là một trong những bệnh nhiễm trùng cơ hội mà phụ nữ mang thai có khả năng dễ mắc phải. Bệnh này do một loại ký sinh trùng có tên là Toxoplasma gondii gây ra và có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.

Loại ký sinh trùng này thường trú ngụ ở mèo là nhiều nhất, nó có thể sản sinh rất nhanh và nhiều trong ruột mèo, phân mèo. Ngoài ra, sản phụ nếu ăn nhiều đồ ăn chưa chín (ví dụ như thịt bò tái) hay tiếp xúc với những con vật bị nhiễm kí sinh trùng này thì cũng rất có thể sẽ bị nhiễm trùng cơ hội.

 
Triệu chứng khó phát hiện

Các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cơ hội này không có gì đặc biệt nên khó phát hiện, thường thì nó có thể giống với biểu hiện của bệnh cúm.

Người lớn khỏe mạnh thì có thể không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, nhưng với những phụ nữ đang mang thai bị nhiễm bệnh, thai nhi cũng có thể bị nhiễm bệnh theo.

Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm kí sinh trùng này cũng có thể không bị bệnh gì, hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và mắt.

Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng cơ hội oxoplasma trước khi có thai (ít nhất 6-9 tháng trước khi mang thai) thì cơ thể bạn đã có khả năng miễn dịch với bệnh. Và khi có thai, bạn sẽ không phải lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh này, do đó, em bé sẽ an toàn.

Như đã nói, các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng cơ hội toxoplasma rất khó phát hiện nên chỉ có cách xét nghiệm máu mới biết chính xác bạn có bị nhiễm kí sinh trùng hay không.


Nếu không làm xét nghiệm kiểm tra, bạn sẽ không biết cơ thể mình có miễn nhiễm với bệnh này hay không. Hoặc nếu kết quả kiểm tra không cho thấy bạn có khả năng miễn nhiễm từ lần nhiễm bệnh trước thì bạn vẫn nên thực hiện theo các bước bảo vệ bản thân và em bé trong bụng.
 

Làm thế nào để có thể tránh toxoplasma trong khi mang thai?


 


Dưới đây là một số lời khuyên giúp các sản phụ tránh tiếp xúc với loại kí sinh trùng toxoplasma trong khi mang thai:

- Không để những con mèo nuôi trong nhà bạn ra ngoài để tránh khả năng nó cũng nhiễm toxoplasma. Nếu có thể, hãy để người khác chăm sóc mèo trong thời gian bạn mang thai và sinh nở.

- Hãy để thành viên khác trong gia đình dọn phân mèo và sau đó khử trùng bằng nước sôi trong 5 phút.

- Nếu bạn bắt buộc phải xử lý phân mèo, hãy đeo găng tay cao su để tránh tiếp xúc với rác và rửa tay kỹ sau đó.

- Sử dụng găng tay khi làm vườn và rửa tay sau đó.

- Tiêu diệt triệt để ruồi và gián để tránh nguy cơ lây lan từ chỗ nhiễm bệnh đến thức ăn,…


- Tránh ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín; trái cây hoặc rau chưa rửa sạch.

- Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi xử lý các thứ liên quan đến thịt sống, đất cát hoặc mèo.

- Tránh dụi mắt hoặc xoa lên mặt trong khi đang chuẩn bị thức ăn

- Tránh ăn trứng sống và uống sữa chưa được tiệt trùng.
 

Theo Afamily
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Tính ngày dự sinh thế nào?
Những điều đặc biệt kiêng cữ trong thai kỳ
7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai
Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email