Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Ngày cập nhật:  13/09/2010 22:15:25
Trong thời kỳ mang thai ,người mẹ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi . Một trong những điều đó là “vỡ ối” khi chưa đến ngày sinh. Sau đây là những thông tin về vấn đề này.


- Trong thai kỳ, nước ối có thể bị rỉ do một lỗ thủng (một vết rách) trên bề mặt túi ối. Khi nước ối chảy ra, gọi là vỡ ối.
     Túi ối thường tự vỡ hoặc do can thiệp bởi các bác sĩ (khi muốn tăng tốc chuyển dạ). Vỡ ối tự nhiên xuất hiện khi cơn chuyển dạ đang xảy ra, không phải trước khi bắt đầu chuyển dạ. Những cơn co thắt có thể mạnh mẽ hơn sau khi vỡ ối.

Nhận biết vỡ ối

Đôi khi, rất khó để biết màng ối đã rách hay chưa. Càng gần ngày sinh, tử cung càng chèn ép nặng lên bàng quang. Vì thế, một cơn co Braxton Hick (chuyển dạ giả) hoặc hắt hơi có thể gây són tiểu. Điều này có thể bị nhầm lẫn với rò rỉ nước ối.

Nếu là rò ối thì khi nằm xuống, bạn vẫn có cảm giác dòng nước thoát ra từ vùng kín. Bạn có thể tự kiểm tra xem màu sắc và tính chất của chất lỏng rò rỉ từ âm đạo. Nước ối bình thường có màu mây trắng hoặc màu hổ phách. Nếu chất lỏng rò rỉ có một trong số đặc điểm sau, bạn cũng nên đi khám sớm:

- Có màu tối sẫm (hoặc hơi xanh): do meconium (phân của bé trong bụng mẹ) có thể lẫn vào đó.

- Có mùi hôi: có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung.

- Đẫm máu: vài vệt máu nhỏ có thể không nguy hại nhưng chất rò rỉ toàn máu có thể do vấn đề ở nhau thai.
 

Đi khám ngay để chắc chắn, bạn không bị vỡ ối sớm hoặc nếu có, cũng được xử trí kịp thời. (Ảnh minh họa)




Nếu nghi ngờ bị vỡ ối, hãy:

- Đi khám ngay để chắc chắn, bạn không bị vỡ ối sớm hoặc nếu có, cũng được xử trí kịp thời.

- Tránh để bất cứ thứ gì vào âm đạo, không quan hệ vợ chồng và không thụt rửa quá mức.

Vỡ ối để thúc cơn chuyển dạ

Để chuyển dạ nhanh hơn, các chuyên gia y tế có thể tìm cách làm túi ối vỡ. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị chuyên nghiệp vô trùng vào âm đạo (thiết bị có thể trông giống như một cái móc dài, kéo nhẹ nhàng cho đến khi túi ối bị vỡ). Điều này chỉ được phép thực hiện khi cổ tử cung đã bắt đầu mở (giãn) và đầu của bé đã lọt xuống khung xương chậu của mẹ. Nếu ối tràn ra sớm, nguy cơ dây rốn trượt xuống xung quanh (hoặc bên dưới) đầu của bé là rất lớn. Khi đó, việc cung cấp máu từ mẹ cho bé có thể bị giảm hoặc ngừng hẳn.

 
 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
"Xua đuổi" những triệu chứng khó chịu khi mang thai
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email