Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường
Ngày cập nhật:  29/10/2010 16:29:48
Khi bị ra máu ngoài kỳ kinh , nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng bất an. Nếu ở thiếu nữ trẻ ,nó có thể do rối loạn tiền dậy thì, khối u tử cung , viêm mạc tử cung…nếu ở tuổi trung niên thì có thể do tiền mãn kinh…v..v .Để hiểu rõ hơn về vấn đề này,chúng tôi có những thông tin mời các chị em tham khảo

 

 

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở cơ thể người phụ nữ. Một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 28 đến 30 ngày, được tính từ ngày đầu của kỳ kinh trước đến ngày đầu của kỳ kinh sau. Trong mỗi chu kỳ sẽ có 3-5 ngày ra máu (còn gọi là hành kinh). Nếu ra máu ngoài những ngày đó được xem là dấu hiệu bất thường.

, Ra máu âm đạo do rất nhiều nguyên nhân và có thể phân ra các loại, dễ hiểu nhất đó là ra máu tại tử cung. Hiện tượng này hay gặp nhất do rối loạn trong thời kỳ tiền dậy thì, tiền mãn kinh, do dùng thuốc tránh thai hoặc do các khối u tại tử cung như u xơ tử cung, polip buồng tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư thân tử cung..., cũng có thể do viêm niêm mạc tử cung, tử cung xơ hoá. Ngoài ra, các trường hợp có thai trong tử cung hay ngoài tử cung cũng là nguyên nhân gây ra máu bất thường.
Với những phụ nữ đã cắt tử cung toàn phần rồi mà vẫn ra máu, có khả năng họ có bệnh lý ở âm đạo và nên gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời. Một số trường hợp khác, sau khi làm phẫu thuật cắt tử cung không hoàn toàn, còn để lại cổ tử cung nên có thể ra máu từ cổ tử cung hay âm đạo.

Một dạng hay gặp khác là chảy máu ít vào thời điểm phóng noãn. Trường hợp này hoàn toàn vô hại bởi nó thể hiện phản ứng của tử cung với những thay đổi về hoóc môn ở thời điểm này. Nếu cần, bạn có thể dùng progesterone hoặc viên thuốc tránh thai để tạo sự cân bằng hoóc môn cho cơ thể, ngăn chặn sự chảy máu.
Ngoài những nguyên nhân tại tử cung và nội tiết như trên, một số bệnh phụ khoa cũng có thể gây chảy máu bất thường, chẳng hạn, viêm âm đạo, polip âm đạo hay u xơ vòi trứng. Đặc biệt, có một bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ nhất là phụ nữ dùng viên thuốc tránh thai, thường hay chảy máu sau khi giao hợp... đó là bệnh lộn cổ tử cung. Một số bệnh lây qua đường tình dục, những thương tích ở âm đạo do chấn thương hay do lạm dụng tình dục khi mới có thai... cũng được báo hiệu bằng việc ra máu bất thường.

R+6a máu bất thường có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc nhiều vào tuổi và các điều kiện khác. 70% trường hợp ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Ở tuổi vị thành niên này, các thiếu nữ dậy thì sớm (10 - 13) có thể bị ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và có thể ra máu rất nhiều. Với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh thì ra máu giữa kỳ kinh nhẹ trong vài ngày trước khi thấy kinh là bình thường và không đáng lo ngại. Một số trường hợp phụ nữ bắt đầu dùng viên thuốc tránh thai cũng có thể ra máu bất chợt trong vài tháng đầu dùng thuốc.

Bác sĩ phụ khoa cho biết ra máu bất thường tuy đáng ngại nhưng hầu hết là bệnh lành tính nên mọi người không nên quá lo lắng. Hãy chủ động gặp nay bác sĩ sản phụ khoa để được siêu âm, xét nghiệm và theo dõi chu kỳ kinh để tìm ra nguyên nhân.
Phụ nữ nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, có hiện tượng ra máu dài ngày hay bất thường khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mat... Đồng thời, bạn nên ăn nhiều loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại có màu đỏ đậm và da cam có tác dụng bổ máu như cà chua, cà rốt, hạn chế đồ ăn nhiều béo và các loại nước uống có chất kích thích.

 

(Theo Sức Khỏe Gia Đình)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
Bạn đã biết gì về "vỡ ối"
Sự di chuyển của thai nhi
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email