Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Sự di chuyển của thai nhi
Ngày cập nhật:  13/09/2010 22:11:52
Trong thời kỳ mang thai điều làm các bà mẹ cảm thấy hạnh phúc nhất đó là cảm nhận được sự tồn tại của thai nhi trong bụng mình qua những pha”nhào lộn” của bé và mỗi thai nhi đều có cách di chuyển khác nhau trong bụng mẹ . Vì vậy để các thai phụ hiểu rõ hơn về vấn đề này,chúng tôi có nhũng thông tin thú vị mời các bà mẹ tham khảo




Khi nào thì cảm nhận được thai nhi đang di chuyển?


Một điều chắc chắn rằng, bạn sẽ không cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng mãi cho đến giữa tuần thứ 16 và 22 của thai kì. Và suốt 7-8 tuần sau đó, có thể bạn phải thường xuyên đối mặt với những pha “nhào lộn” của bé ở trọng bụng. Đặc biệt, nếu bạn đi siêu âm thì những hình ảnh này sẽ được nhìn thấy rất rõ.

Những phụ nữ đã từng sinh nở cho biết rằng, các dấu hiệu đầu tiên về sự di chuyển của thai nhi thường diễn ra sớm hơn so với những người lần đầu tiên mang thai.

Những thai phụ có ngoại hình mập mạp thường cảm thấy những cú đạp  của em bé trong bụng diễn ra rất bất thình lình và không thường xuyên. Còn những phụ nữ ốm hơn thì cảm thấy sự di chuyển của thai nhi trong bụng diễn ra dễ dàng hơn và thường xuyên hơn.

Cảm giác này như thế nào?

Nhiều phụ nữ miêu tả cảm giác này giống như ngô rang đang nổ, cá vàng đang bơi lòng vòng, hoặc giống như một con bướm đang bay lượn. Bạn sẽ nhận ra những cú đạp đầu tiên của bé trong lúc bị cơn đói hành hạ. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy  em bé đạp mỗi lúc một thường xuyên hơn. Sự chuyển động của thai nhi dễ chịu nhất là lúc bạn đang ngồi hoặc đang nằm nghỉ.

Sự di chuyển của em bé có diễn ra thường xuyên không?

Dấu hiệu đầu tiên mà bạn nhận thấy thường không diễn ra thường xuyên và giữa các lần chuyển động thường cách xa nhau. Trên thực tế, bạn có thể cảm nhận được các đợt di chuyển của thai nhi trong một ngày thường tách biệt nhau và không liên tục.  Mặc dầu, con của bạn đang di chuyển và có những cú đạp đều đặn. Đó là do có nhiều cú đạp của thai nhi không đủ mạnh để bạn có thể cảm nhận được. Nhưng sau đó, đến quý thứ hai của thai kỳ, những cú đạp sẽ trở nên mạnh hơn và thường xuyên hơn.

Bạn đừng tỏ ra quá lo lắng khi so sánh mình với những phụ nữ đang mang thai khác. Vì kinh nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Trong khi đó, mỗi bé đều có một cách di chuyển riêng. Và ở đây không thể có một nguyên tắc nhất quán nào. Trong suốt một  thời gian dài, mức độ hoạt động của bé không có sự thay đổi nhiều, nếu có thì đó chỉ là sự thay đổi theo chiều hướng tốt cho bé.

Một ngày nào đó, bạn sẽ cảm thấy những cú đạp trở nên thường xuyên hơn. Còn nếu bạn thấy sự chuyển động của thai nhi đang chậm lại thì tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ, họ sẽ cho bạn những lời khuyên đúng. Việc em bé ít  cử động có thể là điều mà bạn cần phải đi kiểm tra lại tâm trạng của mình hoặc kiểm tra lại tình trạng phát triển của thai nhi.

Bước sang quý thứ ba của thai kỳ, một số bác sĩ khuyến cáo rằng, bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn trong ngày để quan sát và theo dõi con bạn đang đạp như thế nào? Vì có quá nhiều sự lý giải khác nhau về việc di chuyển của bé trong bụng bạn nên không thể đưa ra một cách lý giải cụ thể nào?

 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Tìm hiểu về suy dinh dưỡng bào thai
9 cách tránh tăng cân quá nhanh khi mang bầu
Để bà bầu ngủ ngon trong thai kì
Ngăn ngừa nấm âm đạo khi mang bầu
Đau đẻ: làm sao để vượt qua dễ dàng
Triệu chứng hay quên ở phụ nữ mang thai
"Xua đuổi" những triệu chứng khó chịu khi mang thai
6 lưu ý khi người phụ nữ mang thai
Những điều cần biết về giáo dưỡng thai nhi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email