Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bệnh ngứa ở các bà bầu
Ngày cập nhật:  27/05/2014 08:48:27
Bệnh ngứa ở các bà bầu Nhiều phụ nữ mắc chứng ngứa trong thời gian mang thai. Chứng này thường khỏi hẳn sau sinh ít tuần lễ. Tuy nhiên, một số bệnh có tính tái phát trong những thai kỳ sau.

 

Ngứa khi mang thai có thể do bệnh bóng nước thai kỳ, ứ mật thai kỳ, viêm da sần ngứa. Ngoài ra, khi mang thai, làn da trở nên mẫn cảm hơn nên việc vệ sinh không đảm bảo, tiếp xúc với những chất lạ rất dễ gây ngứa.

Việc điều trị thường chỉ tập trung làm giảm triệu chứng. Gãi có tác dụng trước mắt là một phản xạ để làm dịu ngứa tạm thời. Dùng nước sạch để tắm rửa hằng ngày là cách tích cực nhất. Châm cứu có thể giảm ngứa được phần nào nhưng không khỏi dứt được.

Thoa chất béo như dầu hạnh nhân cũng có tác dụng phần nào. Xà bông loại axit pH=4,5 cũng có ích nếu không có tổn thương ngoài da. Có thể áp dụng quang liệu pháp để ức chế sinh histamine, chống ngứa.

Về thuốc, bác sĩ có thể cho thuốc ức chế thụ thể H1, H2 (polaramine, atarax) nhằm giảm tổng hợp histamine. Hoặc dùng thuốc làm giảm sự ứ đọng cholesterase thai kỳ, thuốc an thần, giảm bồn chồn lo lắng... Các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ.

 

Với bệnh bóng nước thai kỳ

Đây là bệnh ngoài da nổi phỏng do tự miễn, mắc phải trong thai kỳ. Mang thai là sự ghép tổ chức thai vào cơ thể người mẹ, với sự có mặt kháng nguyên từ màng đáy bánh nhau. Kháng nguyên đọng lại ở da rồi giải phóng những yếu tố hóa học vào da, gây nổi mẩn dạng bọng nước. Có khi mẩn đỏ lan lên niêm mạc miệng, âm đạo và nhiều vùng da khác trên cơ thể. Bệnh có khả năng tái phát lần có thai sau.

Điều trị bằng corticoid và kháng histamine.

 

Viêm da sần, ngứa thai kỳ

Tỷ lệ thai phụ mắc bệnh này là 0,5-2%. Lúc đầu, da nổi mảng đỏ có những nốt sần (đường kính 3-5 mm) mọc ở bụng, trên xương mu, 2 bên sườn rồi biến hết sau sinh, không lan lên mặt.

Điều trị bằng thuốc làm dịu mềm, kháng histamine uống và corticoid.

 

Ứ mật thai kỳ

Triệu chứng chủ đạo là ngứa do ứ mật trong gan; bệnh nặng dần khi đến ngày sinh và nhanh chóng khỏi hẳn trong thời kỳ hậu sản. Khoảng 70% trường hợp bệnh xảy ra ở tuổi thai 28-32 tuần lễ. Thai phụ rất ngứa, mất ngủ, ngứa bắt đầu từ chi lan ra toàn thân. Có tổn thương da do gãi, da và niêm mạc hơi vàng. Người bệnh mệt mỏi, nôn ói.

Khi có triệu chứng này, thai phụ cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

 

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai
Phụ nữ có bầu nên kiêng gì?
Bắt bệnh khó nói khi mang thai
Bé ghét nghe âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ?
Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc
4 hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Mẹ thiếu hụt vitamin C gây tổn hại cho não của thai nhi
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh
Khám thai cũng phải đúng cách
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email