Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc
Ngày cập nhật:  11/01/2013 11:25:05
Âm nhạc được chứng minh là rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu mẹ không biết cách thì nó lại trở thành điều bất lợi cho sự phát triển của bé. Vậy nên sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi?



Tế bào não của thai nhi hình thành và phát triển theo những cơ chế hết sức phức tạp, sự tác động có chủ đích hoặc không có chủ đích của những yếu tố bên ngoài thai nhi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trính hình thành và phát triển ấy.

Cái lợi khi cho thai nhi nghe nhạc

Khi tế bào thính giác nói riêng, hay tế bào thần kinh của thai nhi nói chung biệt hóa đến một mức độ nào đó đủ tiếp nhận sự tác động trực tiếp của những âm thanh có tính nhạc, tạo nên những xung động thần kinh kích thích các tế bào não tăng cường phát triển và biệt hóa. Khi bị kích thích, tế bào não của thai nhi ở trạng thái hưng phấn sẽ tiết ra chất Endomorphin, có tác dụng duy trì sự hưng phấn đồng thời kích thích não phát triển tốt hơn.

Nếu một bản nhạc được người mẹ yêu thích, bản thân các tể bào não của mẹ cũng tăng tiết Endomorphin lưu hành trong máu, nguồn máu này qua rau thai và dây rốn đến vòng tuần hoàn của thai nhi, cũng giúp cho tế bào thần kinh của thai nhi phát triển.
Lợi và hại khi cho thai nhi nghe nhạc - Mẹ mang thai - Bà bầu cần biết - Sự phát triển của thai nhi

 



Và cái hại

Tuy nhiên, với một con người, âm nhạc vừa là niềm vui nhưng cũng đồng thời là sự khó chịu.

Với người mẹ, bản nhạc chỉ với lý do đơn giản là không thích, hay các lý do khác như quá ồn ào, nghe trong những trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, chắc chắn sẽ gây tình trạng ức chế tiết Endormophin, hay gây ra hiện tượng ức chế làm giảm khả năng giao tiếp mẹ con, điều đó sẽ không tốt cho não trẻ.

Một bản nhạc phù hợp với thể trạng và đặc tính của thai nhi, nếu được sử dụng đúng mức và đúng thời điểm, sẽ có tác dụng kích thích tế bào não phát triển. Ngược lại, nếu chọn bản nhạc không phù hợp, bắt thai nhi nghe quá nhiều hoặc phải chịu đựng những âm thanh quá lớn, đánh thức giấc ngủ của thai nhi, thì bản nhạc ấy sẽ ức chế hiện tượng tiết Endomorphin, ức chế sự phát triển của tế bào thần kinh.

Thông thường đến tháng thứ tư, thai nhi có thể phản ứng với những âm thanh bên ngoài nhưng không phải thai đạp mạnh là biểu hiện thích nghe nhạc. Chủ yếu thời gian trong bụng mẹ thai nhi đều ngủ.

Khi nghe âm thanh bất ngờ làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ do vậy có thể gây rối loạn nhịp sinh học. Nhiều ông bố bà mẹ có thói quen mở nhạc thật to vì sợ con không nghe thấy là sai lầm. Bởi lẽ, nước ối có khả năng khuyếch đại âm thanh, nếu nghe to sẽ ảnh hưởng đến thính lực của đứa bé sau khi ra đời”.
Mẹ đừng lạm dụng nhạc cho bé

Sử dụng âm nhạc như thế nào với thai nhi? Câu hỏi ấy đến nay giới khoa học vẫn chưa có chỉ dẫn rõ ràng, mà chỉ có những lời khuyên căn cứ trên những phân tích về mặt logic khoa học nhiều hơn là những bằng chứng khoa học xác đáng.

Con người là một thực thể của tự nhiên, nên thuận theo tự nhiên vẫn là lý tưởng hơn cả. Thay vì ép một thai nhi phải nghe thật nhiều nhạc áp tai nghe vào thành bụng hoặc người mẹ phải cố nghe thật nhiều nhạc (kể cả những bản nhạc gây ra sự khó chịu cho mẹ), thì hãy để cho đứa trẻ được tiếp thu âm nhạc một cách tự nhiên hơn. Ví như, người mẹ chọn nghe những loại hình âm nhạc mình yêu thích, nghe trong tâm trạng vui vẻ thoải mái, hay người mẹ có thể hát những ca khúc mình yêu thích với tâm trạng như hát để hai mẹ con cùng nghe, không bao giờ cố gắng nghe hay áp đặt một bản nhạc mình phải nghe.

Nên nhớ, thai nhi đang là một phần của cơ thể mẹ. Mọi hoạt động thể chất và tinh thần của mẹ thai nhi đều có thể cảm nhận thấy

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Mẹ thiếu hụt vitamin C gây tổn hại cho não của thai nhi
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh
Khám thai cũng phải đúng cách
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
Thai phụ nên ngừng làm việc ở tháng thứ tám
Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
Cách đối phó nắng nóng cho mẹ bầu
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email