Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Khám thai cũng phải đúng cách
Ngày cập nhật:  06/10/2012 21:23:27
Chăm sóc tiền sản giúp bà bầu phát hiện và phòng tránh được các nguy cơ xảy ra trong thời gian mang thai hoặc khi sinh nở. Hãy chú ý những điều sau đây khi đi thăm khám thai.


Hãy tranh thủ mỗi lần khám thai định kỳ để hỏi và chia sẻ với bác sĩ bất kỳ những thắc mắc hay mối quan tâm nào của bạn, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
 



Chọn nơi khám thai uy tín

Có rất nhiều nơi mà bạn có thể nhận được dịch vụ chăm sóc tiền sản. Nhưng hãy nghiên cứu và chọn cho mình nơi uy tín nhất, chẳng hạn như tại bệnh viên nơi bạn dự kiến sinh con, tại phòng khám hay từ các nữ hộ sinh cộng đồng tại trung tâm y tế. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể mời nữ hộ sinh hay bác sĩ tới tận nhà riêng để thăm khám trực tiếp cho bạn.

Chuẩn bị cho lần hẹn khám thai đầu tiên

Bạn nên hẹn bác sĩ để khám thai định kì vào khoảng tuần thứ 8 – tuần thứ 12. Ở lần khám đầu tiên này, bạn sẽ được hỏi một số câu hỏi về sức khỏe của bạn, lịch sử gia đình và lần mang thai trước. Những câu hỏi này nhằm mục đích để bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe và mang thai của bạn từ trước cho đến nay.
Ngoài ra, bạn sẽ được dặn dò thêm một số vấn đề như tuyệt đối không hút thuốc lá hay dùng chất kích thích (cà phê, rượu…), chế độ dinh dưỡng và làm việc hợp lý. Bác sỹ cũng có thể hỏi bạn cách bạn dự định nuôi bé sau sinh và tư vấn cho bạn nhiều thông tin bổ ích về việc nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài.

Trong một số trường hợp cần thiết, bạn có thể phải cung cấp mẫu máu để xét nghiệm. Một số bệnh viện đôi khi còn yêu cầu kiểm tra huyết áp, nước tiểu, và nhịp tim của thai nhi.

Một lời khuyên nữa cho bạn lúc này là tâm trí và tinh thần phải thật thoải mái và không được lo lắng về bất cứ vấn đề nào khác. Hãy toàn tâm toàn ý chăm lo một cách tốt nhất cho sức khỏe của cả bạn và em bé trong bụng.

Hãy đặt lịch hẹn bác sĩ cho những lần khám sau

Bạn không nên thay đổi liên tục bác sĩ hoặc nơi khám thai định kỳ. Hãy chọn bác sĩ và một nơi khám cố định, sau đó đặt lịch hẹn cụ thể, như vậy sẽ thuận lợi hơn cho việc theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ ghi chú lại những hiện tượng bất thường của bạn ( nếu có). Bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc nếu cần thiết. Hãy yêu cầu bác sĩ giải thích khi bạn không hiểu được những dặn dò bác sĩ ghi trên đơn. Uống thuốc và tuân theo chế độ dinh dưỡng bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Gia đình
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
Thai phụ nên ngừng làm việc ở tháng thứ tám
Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
Cách đối phó nắng nóng cho mẹ bầu
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
Tính cách bé hình thành từ trong bụng
Bà bầu cẩn thận với thuốc giảm đau
Khi em bé trong bụng không cựa quậy
Mẹ bầu bị tê ngón tay?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email