Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
4 hành vi gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi
Ngày cập nhật:  24/12/2012 16:22:42
Đi bộ, làm việc chăm chỉ dưới bếp, kết bạn với chiếc điện thoại hay thức khuya một chút… là những hành vi tưởng chừng như vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.


4 hành vi dưới đây thường gặp nhưng ít được các mẹ bầu chú ý và nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé.

Nguy cơ 1: Đi bộ trong trung tâm thành phố

Đi bộ là một môn thể thao rất thích hợp cho mẹ bầu vì nó nhẹ nhàng. Nó không chỉ giúp thư giãn, giảm bớt lo lắng mà còn nâng cao sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Duy trì việc đi bộ trong suốt thai kỳ có thể coi là một trong những toa thuốc sức khỏe tốt nhất cho thai phụ. Tuy nhiên, khi đi bộ, thai phụ cần chú ý để chọn đúng nơi.

Nhiều thai phụ đi bộ trong khu vực trung tâm thành phố cảm thấy xung quanh rất đông vui, náo nhiệt. Tuy nhiên đó chính lại là một nguy hại mà mẹ bầu nên xem xét lại. Bởi vì, tại những nơi như vậy sẽ có rất nhiều xe. Chúng có chứa một lượng lớn carbon monoxide, chì, oxit nitơ và lưu huỳnh trong khí thải.

Một khi giữa cacbon monoxit và hemoglobin có sự kết hợp vững chắc trong các tế bào máu của con người sẽ gây ra tình trạng bất ổn về sức khỏe. Thai phụ lúc này sẽ cảm thấy chóng mặt. Khí xe thải ra được hấp thụ vào máu của người mẹ thông qua hàng rào nhau thai vào cơ thể thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

 



Ngoài ra, ở khoảng cách 3-5 mét so với mặt đất, trong không khí, các hạt bụi vô hình có chứa nhiều yếu tố độc hại và các chất sẽ ảnh hưởng đến chức năng tạo máu và nước tiểu. Vì thế, phụ nữ mang thai không nên đi dạo trong trung tâm thành phố hay những nơi quá nhiều xe cộ.

Không gian đi bộ lý tưởng nhất cho thai phụ là ở những con đường yên tĩnh, rợp bóng cây. Bởi vì không khí ở đây trong lành dễ chịu, lượng bụi thấp hơn 30% so với trung tâm thành phố, tiếng ồn giảm. Điều kiện môi trường tốt như vậy giúp cho tinh thần của thai phụ được thư giãn, đồng thời cũng hấp thụ được nhiều “khí vitamin” – aeroanion. Khí này không chỉ khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên nhẹ nhàng, bình tĩnh mà còn rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong bụng.

Nguy cơ 2:
Thức khuya

Trước khi mang thai, một số thai phụ do công việc hoặc thói quen sinh hoạt, giải trí, nên thường thức khuya và đi ngủ rất muộn. Vì vậy mà khi mang thai cũng khó thoát khỏi thói quen này. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân lại ảnh hưởng đến thai nhi.

Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất và gây ra mệt mỏi não.

Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ.

Nguy cơ 3: Ở lại lâu trong nhà bếp

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới thì mật độ khí độc hại không chỉ tồn tại trong các nhà máy, đường phố mà còn trú ngụ cả ở nơi vốn rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: nhà bếp.

Gas hoặc thành phần khí dầu mỏ hóa lỏng rất phức tạp, khi cháy trong không khí tạo ra nhiều khí rất có hại cho cơ thể con người, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai. Nồng độ khí carbon dioxide, sulfur dioxide, nitrogen dioxide, carbon monoxide và các khí độc hại khác cao hơn nhiều lần nồng độ không khí ngoài trời, kết hợp với khói tạo ra trong việc nấu nướng khiến nhà bếp trở thành nơi ô nhiễm.

Trong khi đó, sự phát tán của bụi và bồ hóng cũng có chứa chất gây ung thư mạnh mẽ – benzopyrene. Nếu thông gió trong nhà bếp kém thì nồng độ khí có hại sẽ tăng hơn 5 lần so với tiêu chuẩn. Nếu thai phụ hít phải những khí ấy, chúng sẽ đi vào qua đường hô hấp vào máu, và sau đó thông qua hàng rào nhau thai vào trong các mô và các cơ quan của thai nhi. Do đó, làm gián đoạn và ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bình thường cũng như phát triển của em bé.

Phụ nữ mang thai tốt nhất nên ít vào bếp. Nếu bạn cần phải nấu nướng thì nên giảm thiểu thời gian ở lại trong bếp. Nhà bếp cần thiết kế thông gió tốt để giảm thiểu các khí và chất độc hại. Nếu được thì bếp điện là lựa chọn an toàn hơn cả.

Nguy cơ 4:
Bỏ bê khử trùng điện thoại

Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus. Đặc biệt, ở điện thoại công cộng thì độ bám dính của vi khuẩn và virus cao gấp nhiều lần. Thai phụ sử dụng điện thoại hiếm khi để ý đến vấn đề này, đặc biệt là những người sử dụng điện thoại cá nhân. Tuy nhiên, chiếc điện thoại nhỏ bé lại là một trong những nguồn lây lan bệnh khá nguy hiểm.

Thông thường trong lúc bạn trò chuyện, đặc biệt là khi bị khàn tiếng, nước bọt có thể văng vào microphone. Chưa kể có lúc vừa điện thoại vừa ăn, sử dụng điện thoại sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay… Bằng cách này hay cách khác, sự tích lũy lâu ngày của virus trên điện thoại không được vệ sinh thường xuyên biến thành một ổ bệnh.

Virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể qua miệng hoặc lỗ mũi, niêm mạc hay một số vết thương hở. Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém đi càng có khả năng lây nhiễm lớn. Sự xâm nhập ấy gây ra một loạt các kết quả bất lợi, như nhiễm trùng đường hô hấp trên, sẩy thai, sinh non, bé còi cọc…

Phụ nữ mang thai cố gắng không sử dụng điện thoại công cộng bên ngoài. Khi sử dụng điện thoại cá nhân thì nên giữ micro ở khoảng cách xa. Rửa tay ngay lập tức sau khi sử dụng. Đối với điện thoại văn phòng, điện thoại cố định… cũng nên luôn luôn xử lý khử trùng.
 

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ thiếu hụt vitamin C gây tổn hại cho não của thai nhi
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh
Khám thai cũng phải đúng cách
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
Thai phụ nên ngừng làm việc ở tháng thứ tám
Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
Cách đối phó nắng nóng cho mẹ bầu
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
Tính cách bé hình thành từ trong bụng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email