Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Hạn chế hiện tượng chuột rút cho bà bầu mùa lạnh
Ngày cập nhật:  06/11/2012 15:51:49
Hầu như bà bầu nào cũng bị chuột rút trong thời kỳ mang thai. Vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng chuột rút? Đối phó với hiện tượng bị chuột rút ở bà bầu như thế nào?

Chứng chuột rút ở bà bầu thường xảy ra vào ban đêm và đặc biệt thường xuyên với thai phụ lười vận động và thời điểm trời chuyển sang lạnh dần. Thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh thường xuyên hơn do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân, khiến chân bị chuột rút. Một nguyên nhân nữa là do cơ bắp của đôi chân mệt mỏi khi phải mang theo một trọng lượng lớn trên cơ thể.
 



Vậy làm thế nào để hạn chế hiện tượng chuột rút?

    Để phòng chuột rút khi mang thai, chị em nên áp dụng những chiêu nhỏ dưới đây:
    Trước khi đi ngủ bà bầu nên ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.
    Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.
    Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
    Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
    Đi bộ mỗi ngày, trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên tập thể dục.
    Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
    Giữ nước cho cơ thể bằng cách uống nước thường xuyên.
    Có một số bằng chứng cho thấy, uống bổ sung magiê, thực phẩm giàu canxi và vitamin bổ sung trước khi sinh có thể có ích cho bà bầu.

Đối phó với hiện tượng bị chuột rút ở bà bầu

Khi bị chuột rút, bà bầu có thể làm theo những hướng dẫn sau:

    Khi thấy cảm giác bị chuột rút, bà bầu có thể làm giảm cơn đau bằng cách đi lại. Đi lại hơi khó khăn khi đôi chân đau cứng nhưng chúng sẽ nhanh chóng làm mất cơn đau của bạn.
    Ngay khi bị chuột rút, bà bầu có thể duỗi thẳng chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút.
    Bà bầu nên sắm cho mình một túi chườm nước nóng để khi bị chuột rút thì chườm lên chỗ đau, dần dần cảm giác đau sẽ biến mất (ngoài ra bạn có thể dùng nước lạnh chườm lên chỗ bị chuột rút).

 

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khám thai cũng phải đúng cách
Nhân tố khiến bạn dễ mang thai đôi
Thai phụ nên ngừng làm việc ở tháng thứ tám
Vai trò trợ giúp của người chồng khi vợ chuyển dạ
4 thay đổi không mong đợi trong thai kỳ
Cách đối phó nắng nóng cho mẹ bầu
Căn bệnh mụn nước đơn thuần ở cơ quan sinh dục khi có thai
Tính cách bé hình thành từ trong bụng
Bà bầu cẩn thận với thuốc giảm đau
Khi em bé trong bụng không cựa quậy
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email