Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Mang thai khi lớn tuổi
Ngày cập nhật:  04/01/2010 22:03:43
Mang thai con so ở độ tuổi ngoài ba mươi, người phụ nữ dễ mắc các nguy cơ như: tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường... Thai của họ cũng thường rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn so với những bà mẹ khác. Vì vậy, các thai phụ mang thai khi đã lớn tuổi cần hiểu biết và chuẩn bị sẵn sàng cho các nguy cơ khi sinh nở.


Dị tật thai nhi: Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở các thai phụ lớn tuổi đó là thai nhi mắc hội chứng Down. Nguyên nhân là do tuổi tác làm cho các thể nhiễm sắc ở trứng không tách biệt tốt, chúng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down và nhiều bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa. Ngoài ra, là các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gen. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay thì mọi bệnh tật, dị tật bẩm sinh đều có thể chẩn đoán từ rất sớm.

Tăng nguy cơ sảy thai: Theo các nhà chuyên môn, gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỷ lệ sảy thai cao ở những phụ nữ có tuổi, cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.
 


Tác động đến quá trình sinh nở: Phần lớn các thai phụ mang thai khi đã lớn tuổi đều rơi vào tình trạng khó sinh và phải nhờ đến các biện pháp hộ sinh do tầng sinh môn còn chắc, sức rặn yếu hơn các sản phụ trẻ nên việc rặn không có hiệu quả cao và phải nhờ đến sự can thiệp từ bên ngoài của bác sĩ như: thúc chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng, kẹp forceps hay sinh chỉ huy và tỉ lệ sinh mổ cũng tăng cao khi bà mẹ lớn tuổi .

Tăng biến chứng: Với những phụ nữ sinh nở lần thứ nhất khi đã trên 30 tuổi, cần lưu ý thường xuyên đi khám thai định kỳ để phát hiện dị tật và những biến chứng có thể gặp. Bên cạnh đó nên đề phòng một số chứng bệnh hay gặp như: tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, dễ có bệnh ở nhau thai (cơ quan cung cấp ôxy và nuôi dưỡng thai), tiền sản giật...

Vì vậy, khi phụ nữ lớn tuổi mang thai cần phải đặc biệt theo dõi đến sức khỏe của mình và thai nhi. Cần đi khám định kỳ và theo đúng lịch hẹn để phát hiện sớm các vấn đề như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật. Việc chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước và trong thời gian mang thai, sẽ giúp giảm được phần nào những nguy cơ nêu trên.


 

Theo Sức khỏe & Đời sống
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chuẩn bị hành trang để làm mẹ
5 sự cố khi sinh con
Bị tâm thần phân liệt sau đêm tân hôn
Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email