Khả năng làm mẹ của một người phụ nữ bị tác động mạnh mẽ bởi rất nhiều yếu tố: tuổi tác, cơ thể, gien di truyền, lối sống,… Có những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Có những yếu tố buộc bạn phải cầu viện đến y học. Nhưng cũng có những yếu tố bạn có thể thay đổi.
Hãy quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của mình, và hãy để ý xem liệu có điều gì ngăn cản bạn làm tốt thiên chức của một người phụ nữ hay không?
|
|
Tuổi tác và trọng lượng
Khả năng sinh sản của người phụ nữ cao nhất ở cuối giai đoạn dậy thì và giảm dần theo thời gian. Người phụ nữ càng lớn tuổi càng giảm khả năng sinh sản và nếu có mang thai thì trong buồng trứng cũng có nguy cơ chứa nhiều tế bào bất thường, dễ xảy ra bất trắc. Sự sản xuất hormon cần thiết cho quá trình rụng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi trọng lượng cơ thể. Nếu cơ thể bạn quá gầy thì đôi lúc sẽ xảy ra hiện tượng ngừng hoạt động tạm thời của buồng trứng, biểu hiện bằng việc đôi khi bạn thấy muộn hoặc mất kinh. Nếu bạn là người bị bệnh béo phì thì càng nên cẩn thận. Trọng lượng quá dư thừa không những ảnh hưởng xấu đến khả năng rụng trứng mà còn làm tăng nguy cơ xuất hiện u nang buồng trứng.
Chế độ ăn uống
Một bữa ăn cân bằng là phải đảm bảo đủ lượng chất đạm, chất bột, chất béo, chất xơ. Nếu bạn vẫn thường xuyên đảm bảo những thành phần trên thì không có gì đáng lo ngại. Theo các nhà dinh dưỡng thì việc bổ sung cho cơ thể một lượng chất chống oxy hóa như vitamine C, E cũng góp phần làm tăng khả năng sinh sản cho người phụ nữ vì nó giúp làm ổn định các phần tử gây nên lão hóa.
Đời sống tình dục
Tần suất sinh hoạt tình dục không đủ cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Để có được một lần gần gũi dẫn đến thụ thai thì trước đó bạn đã phải có một khoảng thời gian khoảng 3,4 tháng. Nếu mỗi tuần, bạn chỉ gần gũi chồng một lần thì trong khoảng thời gian đó khả năng làm mẹ của bạn thấp. Các phương pháp tránh thai rất hữu ích giúp hạn chế tình trạng thụ thai không mong muốn và lây lan bệnh, nhưng ngừa thai bằng thuốc hoặc bằng vòng tránh thai dễ gây ra những tác dụng phụ. Nếu bạn đã sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian lâu, khi muốn thụ thai trở lại nên ngừng uống thuốc một thời gian tối thiểu là 6 tháng. Các bệnh lây qua đường tình dục không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời, người mẹ dễ có hiện tượng tắc ống dẫn trứng.
Công việc
Công việc của bạn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng làm mẹ của bạn. Nếu thường xuyên phải làm việc trong trạng thái căng thẳng, người phụ nữ rất dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và đôi khi làm ngừng hoạt động của buồng trứng. Những phụ nữ làm việc trong môi trường độc hại (hóa chất, dược phẩm, tia phóng xạ,…) hay những công việc tay chân nặng nhọc thì khả năng làm mẹ cũng rất thấp. Một điểm bất lợi nữa cho bạn là nếu bạn phải làm ca đêm thì xáx suất bạn gần chồng vào những thời điểm dễ thụ thai cũng không cao như mong muốn.
Những thói quen xấu
• Uống rượu: với phụ nữ, rượu làm giảm khả năng thụ thai trong khi nam giới, rượu làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh tinh trùng. Vì thếm nếu cả hai vợ chồng đều nghiện rượu nặng thì khả năng có con là rất thấp.
• Thuốc lá và chất kích thích: tác hại của thuốc lá và chất kích thích thể hiện rõ ràng ở nam giới và được coi như một trong những tác nhân gây vô sinh. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể ở người phụ nữ nhưng chắc chắn những chất này cũng không thể có lợi được.
• Caffeine: nếu lượng caffeine trong cơ thể người mẹ cao sẽ làm hạn chế sự bám của trứng đã thụ thai trong dạ con, bằng chứng là những người phụ nữ nghiện cà phê thường sảy thai. Tác hại của chất này là cả một quá trình, vì vậy nếu bạn muốn đảm bảo khả năng sinh sản thì không nên chờ đến khi muốn có thai mới cai mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ.
Bệnh phụ nữ
Một số viêm nhiễm tưởng như thông thường ở người phụ nữ như viêm khung xương chậu, viêm màng trong dạ con hay u nang buồng trứng, u xơ tử cung, … cũng là những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra còn một số bệnh mà những người mắc phải thường không cho rằng đó là một căn bệnh thực sự: chứng trầm cảm sau khi sinh. Một số phụ nữ sau khi sinh con thấy cơ thể mệt mỏi, buồn chán, biếng ăn,… và không chữa trị kịp thời nên sau đó những người phụ nữ này có tâm lý nặng nề, sợ hãi khi nghĩ đến việc sinh con. Chính tâm lý nặng nề này đã làm ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của họ.
Lịch sử gia đình
Các chuyên gia khẳng định rằng khả năng làm mẹ của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Bạn sẽ dễ có khả năng mắc phải những bất trắc khi mang thai và sinh con nếu trong gia phả gia đình nhà chồng bạn cũng có những triệu chứng tương tự. Trong trường hợp như vậy, các bạn không nên nghĩ đến việc sinh con mà nên nhận con nuôi và dồn hết tình yêu thương của mình cho “những đứa con sinh ra từ trái tim” đó.
|