Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra, người khám phá ra loại virus này là nhà bác học người Đức Harald zur Hausen, được nhận giải Nobel Sinh lý – Y học năm 2008. Dưới nhiều hình thức, nhiều người đã ít nhất một lần nhiễm HPV.
HPV lây nhiễm như thế nào?
Theo WHO (tổ chức Y tế thế giới) sự lây nhiễm HPV trên toàn cầu chiếm 9 – 13% (khoảng 630 triệu người). HPV gây ra một số bệnh như:
- Ung thư cổ tử cung (do loại HPV ký hiệu là các số 16, 18, 31, 33, 59, 68 …) lây truyền qua đường tình dục.
- Ung thư âm đạo, dương vật … (do HPV 16 và các loại khác) cũng lây truyền qua đường tình dục.
|
Phơi nắng không đúng cách cũng dẫn đến ung thư cổ tử cung
|
- Dễ nhận thấy nhất là mụn cóc vùng hậu môn sinh dục (do HPV 6, 11) lây truyền qua đường tình dục nhưng hiện được xem là lành tính, hầu hết những người đã lập gia đình đều mắc phải.
- Bướu gai hô hấp tái diễn vị thành niên - RRP (do HPV 6, 11) lây nhiễm từ mẹ sang con, lúc sinh.
- Mụn cóc ở da (do HPV 1, 2, 10 … và các loại khác) và bệnh tăng sản biểu mô khu trú của xoang miệng (do HPV – 13, 32) lây truyền không qua tiếp xúc tình dục.
|
Hãy biết tự bảo vệ mình bằng việc đi khám phụ khoa định kỳ
|
Thận trọng với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung?
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng (Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM) nhấn mạnh, việc ngừa ung thư cổ tử cung có nhiều hình thức. Không nên quá tin tưởng vào vắc-xin, vì vắc-xin còn tùy thuộc vào giá thành; đối tượng (tuổi phù hợp của người Việt Nam); thời gian có hiệu quả (6 năm hay lâu hơn). Biện pháp quan trọng nhất là xét nghiệm PAP, soi cổ tử cung và khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện và ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
Ung thư bắt nguồn từ các nguyên nhân: bức xạ (tia cực tím – ánh nắng); hóa chất (khói thuốc lá … ); vài loại virus hoặc vi khuẩn (như gen gây ung thư; virus sinh ung); dinh dưỡng – di truyền – nội tiết. Vì vậy, cần làm xét nghiệm rà tìm và phát hiện vị trí ung thư. |