Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Bị tâm thần phân liệt sau đêm tân hôn
Ngày cập nhật:  10/06/2009 10:56:46
Một cô gái trẻ, khỏe mạnh, háo hức đón chờ hạnh phúc bỗng mắc chứng tâm thần phân liệt ngay sau đêm tân hôn. Vì sao cô gái lại bị mắc căn bệnh quái ác ấy?

 
Cách đây đã gần 40 năm, tôi là sinh viên y khoa năm cuối đi thực tập tại Khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Tôi được phân công vào buồng bệnh số 3 thăm khám cho bệnh nhân Lê Thị Đào để lập bệnh án. Tôi còn nhớ bệnh nhân Đào xanh xao gầy ốm ngồi co rúm ở góc giường, đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ, đờ đẫn nhìn ra cửa sổ. Bà Cân, mẹ của Đào, buồn bã nói:

"Gần nửa tháng nay, ngày nào cũng hốt hoảng hết gọi bố mẹ, lại gọi chị, gọi em như để cầu cứu. Trước khi lấy chồng, cháu hoàn toàn khỏe mạnh, suốt ngày cười nói chứ đâu có lầm lì xa lánh như bây giờ. Vậy mà sau khi lấy chồng nó lại bị điên. Thật vô phúc cho nhà tôi", bà Cân kéo vạt áo lau nước mắt.

Tôi chăm chú đọc trích ngang của bệnh nhân Đào. Cô đang là sinh viên năm cuối của một trường đại học, lớn lên trong một gia đình nề nếp ở nông thôn. Bố mẹ, người thân của cô không ai có dấu hiệu bị bệnh tâm thần. Chồng cô tên Hải - một thanh niên hiền lành, chăm chỉ làm ăn, khỏe mạnh. Vậy mà sau khi cưới, Đào lại bị tâm thần… Tôi muốn gặp chồng Đào để tìm hiểu thêm.

Một sáng, Hải vào thăm Đào. Cũng như mọi lần, người nhà đề nghị anh em nên tránh mặt Đào nếu không cô lại càng thêm hoảng loạn. Ngồi cạnh phòng chờ, Hải đau đớn kể cho tôi nghe quá trình vợ anh lâm bệnh.
 


Trong đêm tân hôn, khi cả hai khát khao hiến dâng, dẫn đến sự nóng vội...


…Đám cưới của Hải và Đào diễn ra thật đầm ấm. Hai họ, bạn bè, người thân đều mừng cho hạnh phúc của đôi trẻ. Đêm tân hôn, cả hai đều hồi hộp khao khát hiến dâng. Hải vẫn nhớ, khi anh đang nồng nàn đắm đuối thì vòng tay của Đào lỏng ra, thân thể cô lạnh dần, mồ hôi vã ra. Ngay sau đó Đào bị ngất. Đang dang dở niềm đắm say, Hải đành lấy dầu xoa cho vợ. Sáng hôm sau, Hải xấu hổ không dám nói với ai và nghĩ Đào bị cảm ngày một ngày hai rồi sẽ bình phục. Anh âm thầm chịu đựng.

Nhưng bệnh tình của Đào ngày càng nặng thêm. Cô biếng ăn, tinh thần hoảng loạn. Cứ mỗi khi thấy bóng dáng đàn ông, nhất là khi thấy Hải, cô lại thét lên sợ hãi.

Thăm khám kỹ cho bệnh nhân, lắng nghe những tâm tư của người thân, tôi và nhóm sinh viên báo cáo lại với giáo sư hướng dẫn đánh giá và chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân Lê Thị Đào. Vị giáo sư nhận định:

"Đào là một thiếu nữ ít được giáo dục về giới tính. Cô không có sự chuẩn bị cần thiết để đón nhận phút giây mình trao gửi nên bị sốc mạnh. Trong khi đó, Hải lại thiếu hiểu biết trong ứng xử với vợ trong đêm tân hôn. Sự nóng vội có phần thô bạo của Hải đã gây sốc cho Đào. Tuy Đào vượt qua cơn sốc này không dẫn tới choáng, không hồi phục, gây tử vong, nhưng đây là một chấn thương tinh thần thể trường diễn".

Bệnh nhân Lê Thị Đào được xếp vào dạng tâm thần phân liệt thể bị hại. Cô luôn luôn bị ám ảnh là mình bị đàn ông hãm hại, bị đàn ông cưỡng hiếp xuất phát từ nỗi khiếp sợ trong đêm tân hôn. Bởi thế, cứ mỗi khi nhìn thấy đàn ông, nhất là khi nhìn thấy chồng mình, cô lại hoảng loạn, sợ hãi…
 


Đó là nguyên nhân khiến người phụ nữ không được
giáo dục giới tính cảm thấy như bị cưỡng hiếp.


Nghe vị giáo sư kết luận, tôi và nhóm sinh viên thực tập cảm thấy thấm thía, nhất là khi ông nhấn mạnh về cách đề phòng nguy cơ mắc bệnh cho những lứa đôi. Hôn nhân quả là vấn đề quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Việc giáo dục giới tính cho những người trẻ tuổi rất cần thiết. Nhà trường, xã hội và người thân cùng phải làm việc ấy.

Mặc dù hiện nay việc giáo dục giới tính đã được làm tốt hơn trước đây, nhưng việc các ông bố, bà mẹ dặn dò con mình cách ứng xử với vợ, với chồng trong đêm tân hôn luôn luôn cần thiết. Do thiếu sự dạy dỗ, bảo ban này mà không ít cô dâu chú rể đã lúng túng thực hiện hành vi trao gửi bởi họ nghĩ đêm tân hôn bằng mọi giá phải trao gửi dẫn đến sự thất vọng của người bạn đời.

Nếu họ hiểu rằng không nhất thiết phải thực hiện bằng được việc trao gửi trong đêm tân hôn mà phía trước còn cả tuần trăng mật cho nhau, hạnh phúc sẽ đến với họ ngọt ngào hơn và chắc chắn không thể xảy ra sự cố đáng tiếc…

Eva - Theo PNN
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bạn biết gì về ung thư cổ tử cung?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  30/12/2024- Hội chứng ngừng thở khi ngủ trong thai kỳ, mẹ bầu nên biết
  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Xem tất cả
Liên kết email