Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Thai nhi 3 tháng cuối có 5 nỗi sợ, mẹ bầu lưu ý để tránh sinh non
Ngày cập nhật:  30/04/2020 09:18:49
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi luôn có 5 nỗi sợ. Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý để bảo vệ sự an toàn và phát triển của con.


1. Sợ mẹ lao động nặng nhọc, mệt mỏi:
 
Trong thai kỳ, phụ nữ cần nghỉ ngơi hợp lý và điều độ. Không chỉ vì bản thân mà còn vì sự an toàn của bé, đặc biệt là vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Lúc này, cơ thể của mẹ bầu đã trở nên nặng nề, bụng ngày một lớn, nên mẹ bầu ít nhiều sẽ cảm thấy áp lực.

Để cải thiện thể chất và tinh thần của mình, mẹ bầu nên vận động, thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn: yoga, đi bộ...; làm việc vừa sức, tránh những hoạt động ở cường độ cao. Lưu ý không nên vận động trong thời gian dài để phòng tránh tình huống bất ngờ phát sinh.


2. Sợ mẹ không đi khám thai thường xuyên, định kỳ:

Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu nên khám thai thường xuyên, định kỳ hơn. Việc này giúp mẹ bầu theo dõi sát sao tình trạng sức và các chỉ số phát triển của thai nhi. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề không may phát sinh, bảo đảm sự phát triển an toàn của thai nhi.

3. Sợ mẹ tự ý dùng thuốc:

Như đã đề cập ở trên, trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối, sức đề kháng của mẹ bầu sẽ bị suy giảm đáng kể, khiến mẹ bầu thường xuyên gặp phải các vấn đề như cảm cúm, táo bón...

Thế nhưng, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc, kể cả thuốc bôi ngoài da, bằng không sẽ tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Thậm chí khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non.



4. Yếu tố dinh dưỡng của người mẹ:
 
Trong 3 tháng cuối, yếu tố dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với thai nhi. Vì vậy, nến mẹ bầu bị suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất giữa mẹ và bé. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ.

Thế nên, mẹ bầu cần chú ý ăn uống điều độ, tích cực bổ sung vitamin, protein và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

5. Thai nhi sợ tiếng ồn:

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nho hoàn toàn cảm nhận được nhịp tim của mẹ cũng như các âm thanh ở bên ngoài.

Vì vậy, nếu xung quanh mẹ bầu có quá nhiều tiếng ồn, tiếng động lớn đột ngột, có thể khiến thai nhi giật mình, sợ hãi, ảnh hưởng đến sự phát triển thính giác của trẻ. Thế nên trong giai đoạn này, mẹ bầu nên đảm bảo không gian sống yên tĩnh, tích cực lắng nghe những bản nhạc du dương và thường xuyên nói chuyện với thai nhi.




Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mẹ bầu dư đạm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên thận trọng trong thai kỳ
Sốt khi mang thai, những điều cần biết?
Bầu mấy tuần thì nghén? Cẩm nang về ốm nghén cho mẹ bầu
Điều "tế nhị" mọi bà bầu đều rất muốn hỏi bác sĩ nhưng ai cũng ngại nói ra
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email