Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
Ngày cập nhật:  26/02/2020 14:28:47
Thai ngoài tử cung là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Vậy mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Hãy theo dõi nhé!

 

Thai ngoài tử cung là gì?
 
Thông thường thai nhi nằm ở trong lòng tử cung của mẹ, nhưng nếu thai ngoài tử cung có nghĩa thai nhi không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp ở vòi trứng. Khi thai nhi bị vỡ ra máu sẽ chảy ồ ạt vào bụng, đe dọa đến tính mạng cũng như sức khỏe của mẹ.



Theo thống kê cứ 1.000 phụ nữ có thai sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Những chị em đã từng có thai ngoài tử cung vỡ một lần sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.

Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không?

Chị em mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Câu trả lời là CÓ. Bởi với những chị em phụ nữ mang thai ngoài tử cung có nghĩa là đã mang thai nhưng phôi thai lại làm tổ ở một vị trí nào đó bên ngoài tử cung. Khi thử thai trong nước tiểu của chị em đã tồn tại hormone HCG.

Nếu dùng que thử thai để thử nước tiểu của thai phụ mang thai ngoài tử cung que thử vẫn hiện len 2 vạch báo có nghĩa bạn đã có thai. Nhưng 2 vạch hiện lên que thử thai có thể bị mờ do nồng độ HCG bị chững lại hoặc là sẽ có xu hướng giảm.
 
Để biết phôi thai đang phát triển một cách bình thường hay thai nằm ngoài tử cung chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ siêu âm, xét nghiệm cho kết quả chính xác.



Khi siêu âm bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm đầu dò âm đạo hoặc sẽ cho siêu âm ổ bụng để biết hình ảnh thai nhi và túi ối hay không. Nếu khám lâm sàng chị em có kết quả dương tính khi dùng que thử thai lên 2 vạch nhưng siêu âm không thấy có túi ối ở trong dạ con thì lúc này rất có thể chị em đã mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp này chị em cần đến bệnh viện chuyên khoa sản để xét nghiệm sau đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể. Thai ngoài tử cung bắt buộc phải đình chỉ thai nghén, nếu thai nhỏ chưa vỡ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, trường hợp nếu thai quá to hoặc đã vỡ bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Với câu hỏi này, thai ngoài tử cung không thể giữ lại và bắt buộc phải bỏ để đảm bảo tính mạng an toàn cho người mẹ. Lý do là chỉ có tử cung là nơi duy nhất có đủ điều kiện giúp thai nhi phát triển trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy khi thai “làm tổ” ở các vị trí như vòi trứng, ổ bụng hay cổ tử cung có nghĩa không đủ không gian cũng như không đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển bình thường.

Nếu thai nhi nằm trong vòi trứng, kích thước ngày một lớn nó sẽ làm cho vòi trứng bị căng giãn, nứt rồi vỡ ra gây chảy máu ồ ạt trong bụng gây nguy hiểm tính mạng cho người mẹ.



Dấu hiệu thai ngoài tử cung

Đau bụng

Những cơn đau bụng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau từ trung bình đến đau dữ dội, đau âm ỉ trong nhiều ngày hoặc đột ngột xuất hiện nhưng không có bất kỳ cảnh báo nào.
 
Chảy máu âm đạo

Nếu chị em gặp phải trường hợp chảy máu âm đạo bất thường, lượng máu có thể ít hoặc sẽ nhiều hơn chu kỳ bình thường hoặc cũng có thể có màu sắc lạ.

Đau vai gáy

Hiện tượng này do tích tụ dịch, máu ở trong ổ bụng gây phản xạ trên thần kinh bụng và gây hiện tượng bị đau vai.

Tiêu chảy, nôn

Hiện tượng nặng dẫn đến bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi cảm giác bị đuối sức.

Ngất xỉu

Khi vòi trứng bị vỡ, máu lúc này chảy ồ ạt chị em sẽ có cảm giác choáng váng và dẫn đến ngất xỉu.

Trường hợp nếu chị em bị chậm kinh hoặc nghi ngờ đang mang thai hoặc thấy có triệu chứng nào nguy hiểm bên trên hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Đến đây thì bạn đọc đã biết thai ngoài tử cung là gì? Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc tham khảo bổ sung kiến thức cho bản thân mình.

 
vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
Những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng biết
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
Bà bầu uống canxi tốt nhất vào thời điểm này trong ngày
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email