Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
Ngày cập nhật:  02/03/2020 07:35:16
Nghe tim thai nhi không những giúp mẹ biết được bé đang phát triển khỏe mạnh mà còn giúp mẹ xác định chính xác vị trí của thai nhi cho thời điểm sắp dự sinh.


Ngày nay, y học hiện đại sử dụng phương pháp này nhi như một cách kiểm tra chính xác và đánh giá tổng quát tình hình sức khỏe của thai nhi. Thông thường, để nghe được tim thai, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 4 phương pháp chính bao gồm:



1. Sử dụng tai nghe thông thường loại stethoscope

Với cách này, bác sĩ có thể nghe thấy tim thai của bé từ tuần thai thứ 17-19. Lúc này, âm thanh mà mẹ nghe thấy được là tiếng tíc tíc tương tự như kim đồng hồ đang chạy đặt ở dưới gối. Nhịp tim đều đặn ở tầm khoảng 120-16 lần/phút.

Khi tuổi thai lớn hơn, tiếng tim thai của bé cũng sẽ rõ ràng hơn. Cho đến tuần thứ 20, nếu nghe bằng dụng cụ này sẽ nghe được khoảng 80%, đến tuần 21 nghe được 90% và đến tuần 22 thì hoàn toàn có thể nghe thấy 100% các trường hợp mang thai.

2. Nghe tim thai bằng cách sử dụng phương pháp Ultrasonic Doppler

Phần lớn phương pháp này có thể giúp bác sĩ nghe được nhịp đập tim của thai nhi từ tuần thứ 10-12 trở đi.

3. Phương pháp Real time sonography

Đây là cách có thể sử dụng để kiểm tra nhịp tim cũng như chuyển động của thai nhi sau khi mẹ đã mang bầu được 2 tháng.

4. Echocardiography

Phương pháp hiện đại này có khả năng kiểm tra được tim thai chỉ sau 48 giờ kể từ ngày có kinh nguyệt cuối cùng. Giải thích cho phương pháp này, các bác sĩ cho biết, trên thực tế bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai đã xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim.


 
Thời điểm này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Chính vì vậy mà phương pháp này có thể giúp xác định được tim thai từ rất sớm. 

Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng

Việc nghe tim thai để xác định vị trí của thai nhi được dựa trên cơ sở là khi con nằm ở vị trí nào thì bác sĩ có thể thông qua đó để biết được vị trí chính xác để nghe được tiếng tim thai. 

Nhìn chung, khi ở trong bụng mẹ con thường cúi người như đầu cúi, thân người cong lại. Do đó ở tư thế này, ngực của thai nhi sẽ không bị áp sát vào tử cung dù chân và tay con đã che lấy toàn bộ người, trong khi lưng bé uốn cong áp vào tử cung.

Với tư thế này bác sĩ sẽ nghe được rất rõ rõ tiếng nhịp tim của thai nhi ở vùng mỏm vai bên trái của mẹ bầu. 

Trong trường hợp lưng thai nhi không áp sát với thành tử cung và thành bụng trước của mẹ, vị trí tiếng tim thai đập sẽ thay đổi chúc xuống dưới. Điều này có nghĩa là, phần thân của thai nhi chúc về phía xương háng đầu tiên, và nếu phần hướng xuống dưới là đầu thì bác sĩ sẽ nghe thấy tim thai ở vị trí thấp hơn phần mông. 


 
Với các mẹ đã đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể kiểm tra tư thế của thai nhi thông qua việc nghe tim thai với các vị trí như:

Nếu em bé ở ngôi mông, tiếng tim thai nghe được sẽ ở vị trí cao quá rốn.
Trường hợp em bé ở ngôi đầu, bác sĩ sẽ nghe thấy tiếng tim thai ở vị trí thấp hơn rốn.
Còn nếu ngôi ngang dịch về ví trí bên phải của xương hông thì tiếng tim thai nghe được rất rõ ràng ở vị trí phía dưới, bên phải bụng mẹ.
Trường hợp ngôi thai ngang dịch về bên trái của xương hông mẹ bầu thì tiếng tim thai nghe được rõ ở vị trí phía dưới bên trái của bụng mẹ. 

Như vậy, việc xác định vị trí của ngôi thai thông qua kiểm tra nhịp tim thai nhi sẽ giúp các mẹ gần đến ngày sinh biết được bé đã sẵn sàng cho ngôi thuận để chào đời trong những ngày sắp tới. 
 
 
Theo The Asianparent Thái Lan
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
Bà bầu sốt bao nhiêu độ thì nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi?
Những thói quen mặc đồ không tốt cho bà bầu, ảnh hưởng đến cả thai nhi
Những dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu gây nguy hiểm cho thai nhi
Mang thai dùng dầu tràm có sao không? Một số cách trị bệnh thông dụng với dầu tràm
Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng biết
Bổ sung iot khi mang thai thế nào để thai nhi phát triển trí não tốt?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email