Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Mẹ bầu dư đạm - Những dấu hiệu nguy hiểm mẹ nên thận trọng trong thai kỳ
Ngày cập nhật:  27/04/2020 16:53:05
Mẹ bầu dư đạm hay thừa protein trong thai kỳ sẽ có các biểu hiện như khát nước thường xuyên, tăng cân một cách bất thường và hơi thở có mùi hôi.


Hiện tượng mẹ bầu dư đạm là như thế nào?

Dư đạm trong thai kỳ là tình trạng thừa protein. Tình trạng này có thể gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của mẹ bầu như đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi, …

  Một chế độ ăn quá nhiều thịt có thể khiến mẹ bầu dư đạm



Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng dưa đạm ở mẹ bầu bao gồm:

- Tình trạng khát nước: Ăn nhiều đạm khiến thận phải làm việc nhiều hơn để thải bớt, lượng nước tiểu nhiều hơn. Vì vậy mẹ bầu cũng sẽ thường xuyên cảm thấy khát hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: Mẹ bầu ăn quá nhiều đạm đồng nghĩa với việc chế độ ăn thường ít hoặc không có chất xơ, gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột,…
- Một số người rơi vào tình trạng trầm cảm và lo lắng.
- Mẹ bầu bị tăng cân nhanh một cách bất thường.
- Khi hơi thở có mùi thì mẹ bầu nên cẩn thận vì đây cũng là một trong những dấu hiệu của người bị dư đạm.
Cách xử lý khi phụ nữ mang thai bị dư đạm

  Để tránh hiện tượng mẹ bầu dư đạm trong thai kỳ, mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày



Khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ bầu thường có xu hướng tăng lên.

Lúc này, lượng ăn của mẹ cần tăng nhiều hơn so với 3 tháng đầu. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc mẹ bầu phải ăn cho 2 người và ăn với khẩu phần dư thừa quá mức. Bởi điều này có thể gây ra tình trạng mẹ bầu dư đạm trong thai kỳ.

Với các mẹ đang gặp phải dấu hiệu dư đạm như nói trên, điều cần thiết chính là mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách cân bằng nhất có thể.

Nhu cầu protein cho phụ nữ mang thai có thể dao động từ ít nhất là 40 gram đến 70 gram mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng của mẹ bầu (1g protein cho mỗi kg cân nặng của mẹ bầu).

Tuy nhiên, mẹ không cần phải tính toán chính xác lượng protein cho mỗi ngày. Thay vào đó, hãy ước lượng mức trung bình trong suốt một vài ngày hoặc một tuần.

Bí quyết ăn uống giúp mẹ phòng tránh hiện tượng thừa protein khi mang thai



Tình trạng dư đạm có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Mẹ bầu không những không nhận được lợi ích từ protein mà ngược lại, điều này có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi do thừa protein.
 
Để phòng tránh dư đạm khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý những vấn đề sau:

- Không ăn quá lượng đạm trên mức cần thiết, phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ 70g chất đạm mỗi ngày hoặc dựa trên số cân nặng của mẹ.
- Mẹ bầu nên kết hợp giữa nguồn đạm động vật và thực vật.
- Tăng cường ăn rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thay vì chỉ ăn mỗi thực phẩm giàu đạm.
- Với những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa, thận, … thì cần chú ý đặc biệt tới lượng đạm nạp vào cơ thể của mình trong thời gian mang thai.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được bí quyết cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ và cách xử lý khi mẹ bầu dư đạm rồi nhé.


vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sốt khi mang thai, những điều cần biết?
Bầu mấy tuần thì nghén? Cẩm nang về ốm nghén cho mẹ bầu
Điều "tế nhị" mọi bà bầu đều rất muốn hỏi bác sĩ nhưng ai cũng ngại nói ra
Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai có nên uống thuốc ngủ để cải thiện tình hình?
Những dấu hiệu em bé trong bụng đang 'kêu cứu', mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện kịp thời
Nghe tim thai - Phương pháp giúp mẹ biết vị trí của em bé trong bụng
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết không? Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung
4 cách trị cảm cúm cho bà bầu từ gừng tươi cực hiệu quả
Lưu ý cho bà bầu khi lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn trong mùa dịch Covid-19
Xoa dịu nỗi lo lắng của mẹ khi thai 38 tuần bụng chưa tụt xuống
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email