U hạt rốn là bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị như thế nào, đọc ngay bài viết sau của Bau.vn.
U hạt rốn là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều cha mẹ, bị u hạt rốn có nguy hiểm không, điều trị u hạt rốn như thế nào. Tuy đây là bệnh không gây nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ chuyển biến xấu hơn. Vậy điều trị u hạt rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào và chăm sóc trẻ bị u hạt rốn ra sao?
U hạt rốn sơ sinh là gì?
Khi mang thai, dây rốn mang chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi. Sau khi sinh, dây rốn được cắt và để một đoạn. Sau khi sinh khoảng 1 đến 2 tuần, rốn trẻ sơ sinh sẽ khô và rụng dần. Tuy nhiên có những trẻ rốn không khô và có xuất hiện một u hạt nhỏ khoảng 2 – 3 mm kèm theo tiết dịch màu vàng hay đỏ nhạt. Hiện tượng đó người ta gọi là u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị u hạt rốn
Nguyên nhân thường thấy dẫn đến u hạt rốn ở trẻ sơ sinh là do quá trình rụng rốn diễn ra lâu tạo điều kiện cho những mô hạt rốn phát triển. Dây rốn thường khô và rụng mà không có bất kỳ biến chứng nào. U hạt rốn giống như mô sẹo hình thành khi rốn lành lại sau khi mất dây rốn. Bên cạnh đó quá trình chăm sóc và vệ sinh rốn chưa đúng cách cũng khiến cho rốn không khô, lâu rụng.
Triệu chứng u hạt rốn ở trẻ
U hạt rốn thường không phải là bệnh lý đáng ngại và chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho rốn dễ bị nhiễm trùng. Một u hạt rốn là một khối mô ẩm và đỏ xuất hiện trên rốn, bố mẹ sẽ nhìn giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay xuất hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: rỉ dịch có màu vàng, rốn thường xuyên ẩm hay da quanh rốn bị kích ứng nhẹ. Nếu có những biểu hiện bất thường như: sốt, đau hoặc khó chịu vùng rốn, rốn sưng, rốn ẩm, vệt da đỏ từ rốn, rốn bị chảy mủ… cha mẹ nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sơ y tế thăm khăm để được điều trị kịp thời.
Cách điều trị
Điều trị bằng cách chấm bạc nitrat là cách là phương pháp điều trị phổ biến nhất, vì chất này có tác dụng đốt cháy các mô. Cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng clobetasol propionate, tuy nhiên chất này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm teo da, giảm sắc tố da… Ngoài ra các bác sĩ có thể chỉ định hoặc áp dụng phương pháp đốt điện để làm teo u hạt, ngăn chặn quá trình tiết dịch và xẹp dần. |