Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Thông tin chuyên ngành
Lí giải tình trạng bị ngứa khi mang thai – nỗi lo chung của các mẹ bầu
Ngày cập nhật:  08/07/2024 09:15:30
Khi mang thai, mẹ bầu trải qua rất nhiều những thay đổi về tâm lý và thể chất, một trong số đó là tình trạng bị ngứa khi mang bầu.

 
 

Bị ngứa khi mang thai là tình trạng thường gặp. Ngứa xảy ra do những thay đổi về cơ thể, hormone hay bệnh lý gặp trong thai kỳ. Đa số trường hợp bị ngứa khi mang thai là lành tính không ảnh hưởng tới sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu, tuy nhiên có số ít trường hợp do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.
 

Nguyên nhân do đâu phụ nữ bị ngứa khi mang thai?
 

Có tới 40% số phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng ngứa. Tình trạng ngứa thường do các biến đổi của cơ thể trong khi mang thai. Ngoài ra có thể do bệnh lý ngoài da hay tình trạng ứ mật thai kỳ gây ra.
 

mang thai ngua

ngứa thai kỳ


Một số nguyên nhân thường gặp

  • Sự phát triển của thai: Thai phát triển nên tử cung cần to ra để đủ chỗ cho thai nhi. Từ đó gây ra tình trạng rạn da và ngứa. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa trong khi mang thai.
     
  • Do tăng hormone estrogen: Tăng hormone estrogen làm cho mạch máu giãn và gây ngứa. Dấu hiệu này có thể biến mất tự nhiên sau khi sinh.
     
  • Những yếu tố như bà bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm hoặc tình trạng dị ứng thì khi mang thai có thể gây ngứa.
     
  • Ứ mật thai kỳ: làm cho mật không lưu thông bình thường trong các ống nhỏ của gan, làm cho muối mật tích tụ ở da và gây ngứa. Ngoài ngứa bà bầu còn có các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn. Nếu ứ mật nhiều có thể gây ra vàng da. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
     
  • Viêm nang lông trong thai kỳ: Hay gặp ở quý 3 của thai kỳ, biểu hiện là dát sẩn đỏ ở nang lông, ngứa. Có một số trường hợp bị viêm nang lông do sử dụng dầu dừa để bôi vùng da rạn.
     
  • Viêm da bọng nước: Bệnh này xuất hiện khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đầu, có thể thấy những mảng mề đay, mụn nước mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này xuất hiện ở vùng lưng, bàn tay, bàn chân…
     

Một số nguyên nhân khác gây ngứa khi mang thai
 

  • Tăng cân: Khi mang thai phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân nhanh và tập chung ở phần mông, đùi, ngực làm cho da bị rạn, ngứa. Ở những cuối thai kỳ tình trạng này hay gặp.
     
  • Mồ hôi ra nhiều cũng gây ra tình trạng ngứa da
     
  • Ngứa vùng kín: Do nhiễm vi khuẩn, nấm trong quá trình mang thai cơ quan sinh dục ngoài dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây bệnh.
     

mang thai ngua


Gợi ý giải pháp dành cho mẹ bầu bị ngứa khi mang thai
 

Không cào, gãi làm tổn thương da
 

Không nên cào, gãi nhiều khi ngứa. Khi bị ngứa, nếu càng gãi thì lại càng khiến cho lớp da bị ngứa tổn thương, dẫn tới kích thích gây ngứa hơn, còn có thể gây bội nhiễm da ảnh hưởng tới sức khỏe.
 

Để hạn chế cơn ngứa có thể dùng túi chườm hoặc khăn chườm lên vùng da bị ngứa.
 

Vệ sinh thân thể giảm tình trạng bị ngứa khi mang thai
 

Mẹ bầu cần vệ sinh thân thể thường xuyên, đúng cách. Nên tắm thường xuyên bằng nước ấm. Nếu được mẹ nên tắm với yến mạch cũng làm giảm bớt ngứa. Sau khi tắm là thời điểm da mất nước nên sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh khô da vì khô da sẽ gây ngứa. Chú ý không ngâm trong nước tắm nóng lâu, vì làm da mất nước gây ra khô da. Đồng thời tránh các loại sữa tắm hay xà bông có độ PH cao dễ gây kích thích da.
 

mang thai ngua


Ngoài ra mẹ cũng nên giữ gìn vệ sinh cho cơ quan sinh dục ngoài. Cần chú ý giữ vùng kín luôn được khô thoáng, sạch sẽ. Có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhưng chú ý nên chọn loại phù hợp cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt không nên lạm dụng vì chúng có thể làm thay đổi môi trường pH tự nhiên của âm đạo.
 

Mặc quần áo thoáng mát, dưỡng ẩm cho da
 

Mẹ nên chọn mặc những loại quần áo thoáng thấm mồ hôi. Hãy tránh xa những nơi nắng nóng oi bức để hạn chế ra mồ hôi. Ngoài ra nên tránh những nơi nhiều bụi bẩn có chứa tác nhân gây dị ứng, ngứa
 

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay tinh dầu được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như dầu hạnh nhân, hướng dương… giúp giảm khô da, hạn chế rạn da. Thời điểm bôi chất dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm, trước khi đi ngủ. Chú ý khi bôi đối với vùng bụng, nên bôi một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.
 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí
 

Nên ăn uống đủ dinh dưỡng chú ý bổ sung tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A và D, tránh đồ ăn cay nóng. Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
 

Khi tình trạng ngứa trở nên nặng, mẹ cần đi khám và điều trị. Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý là ngứa đi kèm vàng da, rối loạn tiêu hóa. Nếu ngứa, phát ban và sốt là dấu hiệu của nhiễm trùng phát ban. Đặc biệt ngứa vùng kín là dấu hiệu của nấm âm đạo và các bệnh liên quan đến phụ sản khác.

Bau.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Polyp tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Mẹ bầu đau bụng trên có nguy hiểm không? Trường hợp nào nên nhập viện?
Những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai?
Cẩn trọng biến chứng đái tháo đường thai kỳ
Tắc tia sữa: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Khi nào chảy máu âm đạo là nguy hiểm?
Sinh đa thai là gì? Những điều mà mẹ cần biết về sinh đa thai?
Phân biệt máu báo mang thai và ra máu kinh nguyệt
Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Virus HPV là gì? Con đường lây nhiễm HPV và những biểu hiện
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  03/09/2024- Tầm soát ung thư cổ tử cung thời điểm nào là tốt nhất?
  03/09/2024- Tại sao phụ nữ mang thai thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
  03/09/2024- Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý
  27/08/2024- Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra xuất huyết tử cung khi mang thai
  26/08/2024- Làm sao để biết có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung?
  07/08/2024- Tác động của HIV và STI đến khả năng sinh sản
  07/08/2024- Ra khí hư màu vàng khi mang thai có nguy hiểm?
  05/08/2024- Nhiễm HPV có gây ung thư cổ tử cung?
  29/07/2024- Ưu và nhược điểm của các phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
  22/07/2024- U hạt rốn sơ sinh: Nguyên nhân và điều trị thế nào cho đúng cách?
Xem tất cả
Liên kết email