Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Ngày cập nhật:  22/11/2019 09:49:08
"Con trai tôi năm nay được 4 tuổi,... ban đêm ngủ thì hôm nào cháu cũng đái, từ 1 đến 2 lần. Cháu cân nặng 12kg, sức khỏe bình thường, chỉ mỗi tội đêm nào cũng đái dầm." - đây là tâm sự của một phụ huynh ở Vũng Tàu. Đái dầm ở trẻ là việc bình thường nhưng chúng ta không thể để trẻ cứ tiếp tục thói quen không tốt như vậy, đúng không ba mẹ? Cùng tham khảo "bí quyết" chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên sau đây nhé.

 

Lý do nên chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên
 
Đái dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Nếu trẻ vẫn đi tiểu không tự chủ vào lúc thức thì hiện tượng này thường là bệnh lý, không nên coi đái dầm lúc thức và lúc ngủ là giống nhau.

Ở trẻ từ 0-3 tuổi là lúc các em bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Nhưng từ 4 tuổi trở đi, các bé vẫn đái tự nhiên, đặc biệt vào ban đêm là biểu hiện không bình thường. Vì thế, bố mẹ cần để ý biểu hiện của con để chữa cho bé kịp thời.
 


Các nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ

Do sinh lý
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa Thận - nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, trẻ có giấc ngủ rất sâu; dung tích bàng quang tương đối nhỏ; hoặc mức nội tiết tố kháng lợi tiểu về đêm là đối tượng dễ bị bệnh đái dầm.

Vấn đề tâm lý
Bệnh đái dầm cũng có thể do nguyên nhân tâm lý bao gồm: trẻ bị căng thẳng về tâm lý như bị cô giáo la mắng, bị bạn bè bắt nạt tách khỏi nhóm, bị ám ảnh do cha mẹ cãi nhau, hoặc mẹ cho ra đời thêm một đứa em...

Do di truyền
Người ta cũng nói tới nguyên nhân do di truyền. Cứ một trong cha hoặc mẹ mắc tiểu dầm lúc còn nhỏ thì 44% trẻ có khả năng bị bệnh. Hoặc khi cả cha lẫn mẹ mắc chứng này thì 77% trẻ sẽ đái dầm.

Bệnh lý
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chiếm tỉ lệ 1 - 2% như các dị dạng đường niệu, nhiễm trùng tiểu, nhiễm giun kim, suy thận, tiểu đường,... hoặc chứng táo bón cũng gây tiểu dầm ở trẻ.

"Bí quyết" chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên

Nắm bắt được những nguyên nhân nói trên, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp trị bệnh sau:
Điều chỉnh hành vi của bé
 
 
 
Cứ cách 2-3 tiếng nhắc trẻ đi tiểu một lần, đặc biệt trước khi đi ngủ. Điều này tạo thói quen cho con, để tránh việc con mải chơi quá quên đi tiểu.
Cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày và hạn chế uống nước trước khi ngủ. Trước khi trẻ ngủ 2-3 tiếng, mẹ nên giới hạn lượng dung dịch con nạp vào cơ thể trong khoảng 250ml.
Không sử dụng đồ ăn có chứa caffein do caffein có thể làm tăng sự bài tiết nước tiểu. Mẹ không nên cho trẻ ăn những đồ uống hoặc thức ăn có chứa caffein, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Ví dụ: cola, chocolate, nước tăng lực,…
Đánh thức trẻ dậy đi tiểu đúng lúc. Khi thấy con đã ngủ đủ giấc, có thể nhẹ nhàng đánh thức con để con dậy đi tiểu.
Tập cho trẻ giữ nước tiểu lâu hơn vào ban ngày. Khi bé muốn đi tiểu, mẹ nên khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà hãy giữ từ 10–20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
Biện pháp hỗ trợ tâm lý
 
Động viên tin thần và khích lệ trẻ bằng những phần thưởng tượng trưng mỗi khi trẻ không đái dầm.
Hỏi han xem con có lo lắng về vấn đề gì không để giải toả tâm lý.
Không trêu chọc con về chuyện con lớn mà vẫn còn đái dầm.

Sử dụng "chuông báo đái dầm"
 
Bố mẹ có thể mua hoặc thuê "chuông báo đái dầm" để kiểm soát việc con tè dầm khi ngủ. Đây là một thiết bị đo độ ẩm và sẽ báo chuông khi nào con bắt đầu tè dầm.

Dùng thuốc hỗ trợ

Sau khoảng 6 tháng, nếu các biện pháp trên không đạt hiệu quả, mẹ có thể đưa trẻ đi khám. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hỗ trợ điều trị bệnh này.

Một vài loại thuốc sẽ tác dụng tới các bộ phận “sản xuất” nước tiểu. Desmopressin acetate làm chậm quá trình đào thải nước tiểu; Anticholinergic làm thư giãn bàng quang rộng hơn; Imipramine làm tăng thời gian giữ nước tiểu... Tuy nhiên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ: nôn mửa, đau đầu, động kinh,... Không nên sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại, việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng đến tâm sinh lý bình thường của trẻ. Nhưng nếu tình trạng đái dầm cứ tiếp diễn thì sẽ gây cho các bé vấn đề tâm lý. Các bé có thể bị bạn bè chê cười, mất tự tin, và có thể rơi vào mặc cảm. Tình trạng này kéo dài không tốt cho sự phát triển của bé về sau. Vì vậy bạn hãy là một người bạn đồng hành cùng con, giúp con tự tin hơn trên con đường sắp tới nhé!
 

 

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
Nguyên nhân và cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email