Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
Ngày cập nhật:  13/12/2013 15:14:05
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ suy yếu cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, việc kiêng cữ là rất quan trọng, nhưng nếu các mẹ kiêng không đúng cách sẽ làm cho sức khỏe yếu thêm. Sau đây là những sai lầm trầm trọng về kiêng cữ sau sinh, các mẹ hãy tránh để đảm bảo sức khỏe cho mình nhé!

 

Sau sinh, tuyệt đối không được đọc báo, xem tivi

Nhiều bà mẹ sau sinh muốn giải tỏa stress bằng cách đọc báo, xem tivi nhưng ngay lập tức họ bị mẹ chồng, hoặc những người lớn tuổi ngăn cản bởi sợ suy giảm thị lực.

Thực tế, thị lực của người phụ nữ trước và sau khi sinh không có sự khác biệt. Chỉ trong trường hợp các bà mẹ không cân đối được thời gian chăm sóc con và thời gian nghỉ ngơi khiến cơ thể kiệt sức thì mắt mới rơi vào tình trạng mệt mỏi. Các mẹ nên xem tivi, đọc sách báo để cập nhật tin tức, đồng thời củng giảm chứng trầm cảm, stress sau sinh.

 

 

 

 

Nên kiêng tắm gội 1 tháng sau khi sinh

Điều này hoàn toàn sai lầm và không có một cơ sở khoa học nào chứng minh cả. Như chúng ta đã biết, sau khi vượt cạn, người phụ nữ sẽ mất nhiều máu, mồ hôi khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu kiêng tắm lâu, sản phụ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh khác. Sau sinh từ 3-4 ngày, sản phụ hoàn toàn có thể tắm bằng nước ấm nhưng cần lưu ý thời gian tắm không được kéo dài mà chỉ nên tắm càng nhanh càng tốt.

 

1 tháng sau sinh, mẹ bầu mới được ăn nhạt

Đây là một sai lầm trầm trọng về dinh dưỡng bởi việc không cho muối vào sẽ khiến sản phụ mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn và từ đó dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú.

Trên thực tế, sau khi sinh, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước và trong vòng một tuần đầu, lượng nước tiểu và mồ hôi được bài tiết ra sẽ nhiều hơn so với bình thường. Bởi vậy ở giai đoạn này, cơ thể sản phụ cần phải được duy trì đủ nước và việc thêm muối vào thực phẩm khi chế biến là vô cùng cần thiết.

 

Cả mẹ và con sẽ phải nằm than ngay sau sinh

Ngay cả thời hiện đại, nhiều người vẫn quan điểm rằng, khi cả hai mẹ con từ bệnh viện về nhà, thì cần phải có 1 bếp than dưới giường để đảm bảo sức khỏe, đồng thời sẽ hạn chế được những không khí không tốt. Thực tế đây là một trong những thói quen sai lầm trầm trọng.

Các bác sĩ cho biết, trong khói than có chứa rất nhiều khí CO2, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của cả mẹ và bé. Ngoài ra, da em bé còn non nớt, than nóng sẽ làm bé bị bỏng, hoặc nhẹ cũng sẽ bị nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, đối với những bé sinh mổ, nằm than sẽ khiến chất đàm nhớt bên trong vốn chưa được tống ra trong quá trình chuyển dạ bị khô cứng lại, bé sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp và hay mắc lại.

 

Sau sinh nở, kiêng vận động hoàn toàn

Nhiều người cho rằng sau sinh nở cần kiêng vận động hoàn toàn. Điều này là sai lầm vì nếu cơ thể không được vận động thì khí huyết sẽ không lưu thông gây mệt mỏi.

Tuy nhiên, chị em cần biết rằng, vận động sớm sau sinh rất cần thiết, kể cả với mổ đẻ nhằm phòng ngừa nhiều nguy cơ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, hoặc cả táo bón và bí đái. Y học hiện đại cho rằng, trừ những phụ nữ bị băng huyết hay sinh khó, thì sau khi sinh 6 tiếng là có thể vận động được.

 

Để những đồ vật quanh chỗ nằm em bé

Khi thấy bé quấy khóc, nhiều bà mẹ thường để một con dao dưới đuôi giường bé nằm. Ngoài ra còn cố kiếm một đoạn dây thừng cột trâu về cột quanh chân giường.

Bác sĩ khuyên các mẹ không nên để những vật nguy hiểm xung quanh nơi bé nằm. Dao là một vật có tính sát thương cao, để gần bé đương nhiên bất lợi. Còn dây cột trâu bò thì mất vệ sinh, chứa nhiều vi khuẩn, trong khi sức đề kháng của bé thì vô cùng non nớt vì vậy rất dễ khiến bé nhiễm khuẩn.

 

http://meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Nguyên nhân và cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em
Phấn rôm cho trẻ: không thể không cẩn thận khi sử dụng
Khổ qua kích thích bé mọc răng sớm?
5 ký hiệu hàng đầu mẹ nên dạy bé trước khi biết nói
Ít sữa sau khi sinh: nguyên nhân và giải pháp
Tips chăm bé sơ sinh cực chuẩn ngày đông
Top 5 lỗi chung khi cho bé ngủ
Trẻ nên vận động mạnh 7 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe
Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ
Khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh suyễn ở trẻ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email