Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
Ngày cập nhật:  11/11/2019 09:43:44
Bệnh viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ trong mỗi giây, bệnh viêm phổi ở trẻ em đã lấy đi gần 20 sinh mạng và chiếm đến 16% nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Có đến 99% trường hợp tử vong vì bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ xảy ra tại các quốc gia đang phát triển.

 
Viêm phổi hay còn gọi là viêm phế quản phổi có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi là nhóm nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất.



Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra và không có thuốc điều trị đặc hiệu.
 
Việc điều trị bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời trẻ có thể tử vong. Do đó, cha mẹ cần chú ý đến các biểu hiện sớm của bệnh viêm phổi, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng cấp cứu để đưa trẻ đến viện kịp thời.
 
Các biểu hiện của bệnh viêm phổi nặng ở trẻ
 
 
 
Đa số viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể có các biểu hiện như sau:
 
- Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút, từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút, từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút và trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.
 
- Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: Tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
 
Bệnh viêm phổi ở trẻ em có lây không?
 
 
 
Bệnh viêm phổi là do virus và vi khuẩn gây ra nhiễm trùng phổi. Mà những mầm bệnh này được tìm thấy trong dịch nhầy từ miệng hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh và phát tán ra xung quanh khi người bệnh ho hay hắt hơi nên chúng có thể lây lan từ ngươi này sang người khác, tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi phát triển ở những người nhiễm mầm bệnh.
 
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi
 
 
 
Một số cách chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau:
 
1. Hạ sốt cho trẻ
 
- Tích cực chườm ấm cho trẻ (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).
 
- Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
 
2.Vỗ lưng giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả
 
Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
 
3. Hướng dẫn trẻ ho đúng cách
 
Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp. Thực hiện các bước sau:
 
- Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.
- Hít vào.
- Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.
- Hít vào lần nữa.
- Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.
- Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.
 
4. Lưu ý giữ vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ
 
- Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.
 
- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
 
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
 
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
 
 
 
Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ
 
Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sĩ quyết định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà. 
 
Hầu hết trẻ bị viêm phổi có thể được điều trị tại nhà. Nếu có một trong các yếu tố sau bé phải nằm viện để nhân viên y tế chăm sóc:
 
- Cần điều trị bằng phương pháp oxy trị liệu.
- Bị nhiễm trùng phổi có thể lan sang máu.
- Có bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Nôn mửa quá nhiều đến mức không thể uống thuốc.
- Viêm phổi tái đi tái lại
- Trẻ có thể bị ho gà.
 
 

 

Afamily
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
Nguyên nhân và cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em
Phấn rôm cho trẻ: không thể không cẩn thận khi sử dụng
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email