Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Ngày cập nhật:  30/10/2019 15:03:42
Mát xa ngực, uống nhiều nước, đắp lá bắp cải, thủ thuật áo đôi... là những "mẹo nhỏ có võ" giúp các mẹ bỉm sữa cho con bú dễ dàng hơn. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nuôi con bằng sữa mẹ còn thúc đẩy và củng cố mối liên kết cảm xúc độc đáo giữa mẹ và em bé, điều này rất cần thiết cho sự phát triển tinh thần của trẻ.

 Tuy nhiên, làm thế nào để có đủ sữa cho em bé bú, làm thế nào để giảm căng tức sữa... là những nỗi băn khoăn lo lắng của các mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ.

Vậy bạn hãy xem 10 mẹo nhỏ dưới đây nhé, biết đâu nó cứu được bạn trong một số tình huống.

 

1. Mát xa ngực bằng nước ấm

 
 
Xoa bóp ngực bằng khăn ướt ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú có thể tạo ra nhiều sữa hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn ngăn chặn tình trạng bị tắc sữa.

 

2. Ăn thêm bữa phụ là bánh dinh dưỡng hoặc sinh tố trái cây vừa ngon miệng vừa tăng nguồn sữa

 
 
Nếu bạn đã ngán ăn chân giò hầm đu đủ thì ở các bữa phụ, bạn có thể ăn các loại bánh dinh dưỡng hoặc uống 1 ly sinh tố để bổ sung dưỡng chất và tăng nguồn sữa. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm bột yến mạch bằng cách làm bánh, nấu cháo…

 

3. Sử dụng nhẫn để đánh dấu bên đã cho con bú
 
 

 
Một số bà mẹ thích cho con bú mỗi lần một bên, trong khi những bà mẹ khác thích cho con bú cả hai bên trong mỗi cữ bú. Thế nên, dù sở thích của bạn là gì thì điều quan trọng là bạn phải nhớ bạn đã cho con bú lần cuối là ở bên nào.

Một mẹo nhỏ đơn giản là bạn hãy đeo nhẫn vào ngón tay bên tay trái nếu bạn cho con bú lần cuối bên ngực trái và đổi nhẫn sang tay phải nếu ngực bên phải là nơi kết thúc cữ bú của bé. Bạn cũng có thể sử dụng vòng đeo tay hoặc dây buộc tóc cũng được.
|
 

4. Sử dụng đồ hứng sữa khi cho con bú
 
 

 
Không người mẹ nào muốn sữa mẹ quý giá bị lãng phí dù chỉ 1 giọt nên đồ hứng tiết kiệm sữa là một thiết bị giúp bạn hứng được lượng sữa chảy ra từ ngực còn lại khi em bé đang bú một bên.

 

5. Bổ sung thêm trà lợi sữa được chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên
 
 

 
Ngoài việc ăn bổ sung, bạn còn có thể uống trà lợi sữa để giúp bạn tăng nguồn sữa. Bạn có thể mua chúng ở trong các nhà thuốc. Nhưng trước khi uống thử, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

6. Cất sữa mẹ trong khay đá

 
 
 
Đông đá sữa mẹ được hút ra trong khay đá là một cách lưu trữ dễ dàng và hiệu quả. Sau khi sữa đông lại, bạn có thể cất chúng trong các túi cấp đông thông thường.

Vì sữa mẹ rất đắt tiền, vì vậy điều này có thể giúp bạn tiết kiệm được một số tiền vì con bạn không cần phải uống sữa ngoài khi bạn đi làm lại.

7. Uống nhiều nước

Trong sữa mẹ có khoảng 90% là nước. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là các bà mẹ cho con bú phải uống đủ nước để duy trì và có nguồn sữa dồi dào. Tốt nhất, bạn nên uống khoảng 12 cốc (2,8 lít nước) mỗi ngày.

8. Khi cho con bú nơi công cộng, hãy sử dụng thủ thuật áo đôi

Thủ thuật này rất đơn giản, bạn chỉ cần mặc thêm một chiếc áo tank top ở bên trong chiếc áo sơ mi. Thế là bạn vẫn có thể cho con bú mà vẫn kín đáo.

 

9. Làm kem từ sữa mẹ

 
Khi mọc răng bé sẽ bị đau do lợi bị nứt ra, sưng tấy. Và ăn đồ lạnh là một giải pháp tuyệt vời giúp giảm đau ở trẻ trong trường hợp này. Thế thì tại sao bạn lại không thử làm kem cho con từ sữa mẹ.

Mọi việc rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa mẹ đã hút ra vào khuôn làm kem và để nó vào ngăn đá tủ lạnh. Vậy là bé đã có một món ăn ngon tuyệt.

Ngoài ra, khi bé đã lớn, bạn có thể thêm chuối, táo, lê, bơ…vào sữa để làm kem trái cây.

 

10. Dùng lá bắp cải để giảm căng tức sữa
 
 

 
Dù muốn dù không thì cũng sẽ đến lúc bạn phải cai sữa cho con, và căng tức sữa là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, bạn hãy đặt một lá bắp cả hơi bị đập dập lên trên ngực để chúng giúp bạn rút bớt sữa.

 

Các tư thế bế khi cho con bú
 
 

 
Mặc dù sữa mẹ là nguồn sữa tự nhiên, nhưng nghệ thuật cho con bú thì không phải ai cũng biết. Bế con bú đúng cách là điều cần thiết vì nó giúp trẻ sơ sinh ngậm đúng cách, đồng thời ngăn ngừa sự đau nhức núm vú cho người mẹ, giúp thời gian "tu ti" là thời gian thư giãn của cả hai mẹ con.
 
 
Theo Nhịp Sống Việt
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
Những sai lầm cần tránh về việc kiêng cữ sau sinh
Nguyên nhân và cách trị bệnh mất ngủ ở trẻ em
Phấn rôm cho trẻ: không thể không cẩn thận khi sử dụng
Khổ qua kích thích bé mọc răng sớm?
5 ký hiệu hàng đầu mẹ nên dạy bé trước khi biết nói
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email