Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Top 5 lỗi chung khi cho bé ngủ
Ngày cập nhật:  18/12/2012 19:17:16
Bé quấy khóc, giật mình thức đêm, ngủ không sâu...do lỗi thiếu hiểu biết của cha mẹ.


Khác với người lớn, trẻ em ngủ còn để… lớn. Giấc ngủ là một dãy các chu kỳ bao gồm một pha thiu thiu, giấc ngủ sâu, khoảng thức giấc ngắn, sau đó lại thiu thiu, ngủ sâu và khoảng thức giấc… Ngủ sâu chính là lúc hóc-mon phát triển tiết ra nhiều nhất. Bởi vậy nếu không đủ thời gian để chìm vào giấc ngủ sâu thì cân nặng và chiều cao của trẻ đều phát triển chậm hơn so với bạn cùng lứa.

Trẻ con ngủ nhiều hơn người lớn. Bé sơ sinh là nhà “vô địch” về ngủ – 18 tiếng mỗi ngày; bé 6 tháng - 14 tiếng, còn bé 6 tuổi – 11 tiếng. Chỉ đến gần 16 tuổi, trẻ mới bắt đầu ngủ “như người lớn” – gần 8 tiếng. Nhưng trong khi dỗ dành và đặt nhà 'vô địch' - bé sơ sinh - ngủ vào ban đêm, rất nhiều bậc cha mẹ (nhất là cha mẹ trẻ) mắc lỗi mà không biết.

Dưới đây, xin 'điểm lại' top 5 sai lầm của cha mẹ khi cho bé ngủ đêm đã vô tình khiến bé quấy khóc, khó chịu và hay thức đêm.

 



1. Nghe tiếng bé khóc đã cuống cuồng dỗ dành

Thật chẳng dễ bỏ đi, bỏ mặc bé kêu khóc thảm thiết. Tuy nhiên, cha mẹ hãy nhớ là các bé đều đủ thông minh để hiểu rằng, nếu cha mẹ không dỗ dành khi mình khóc thì tốt nhất nên chấp nhận và ngủ đi!

Do đó, nếu bé khóc khi đi ngủ, cha mẹ hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng thút thít của bé. Hãy kiên nhẫn đợi chừng 5 phút (kể từ khi nghe thấy tiếng bé khóc) rồi mới vào dỗ. Lần tiếp theo, kéo dài thời gian đợi đó thàng 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn để 'luyện' bé dần học cách trấn an bản thân.

Dĩ nhiên, nếu bé bị ốm, đau, mệt mỏi... thì cha mẹ phải nhanh chóng nhận diện bằng bản năng làm cha mẹ và dỗ dành bé yên giấc.

2. Ôm chặt bé khi ngủ

Quá yêu con nên nhiều cha mẹ luôn bất an, lo lắng đến nỗi ôm con thật chặt khi ngủ. Sự thật, hành động này càng làm tăng rủi ro đến với bé.

Được ôm quá chặt khi ngủ, bé sẽ khó thở vì lúc này bé hít thở chủ yếu là không khí vẩn đục ở trong chăn và dễ gây bệnh.

3. Cho bé ăn thức ăn đặc trước khi ngủ

Cho bé ăn thức ăn đặc (thay vì cữ sữa) trước khi ngủ để bé khỏi đói và thức dậy trong đêm. Thực tế thì những chất dinh dưỡng trong thức ăn đặc có thể không bằng một bình sữa mà bé đã quen, nên bé thậm chí còn thức dậy nhiều hơn vì vẫn muốn ăn giữa đêm.

4. Đặt nhiều đồ chơi quanh chỗ bé ngủ

Cha mẹ thường có thói quen đặt những đồ chơi phát ra âm thanh và ánh sáng quanh chỗ ngủ của bé, vì nghĩ rằng những món đồ này sẽ giúp bé yên tâm và dễ ngủ hơn. Thực tế hoàn toàn ngược lại, chúng sẽ khiến bé tỉnh táo và tập trung vào những món đồ chơi đó mà quên ngủ.

5. Cho bé ngủ trong phòng để điện

Để tiện việc cho bú sữa, thay tã lót ban đêm nên nhiều người mẹ trẻ thường bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt, bé ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm hẳn chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn và tốc độ phát triển chậm hơn...

Tốt nhất, cha mẹ hãy để ánh sáng vừa phải nơi bé ngủ, không nên tắt đèn tối om tránh để bé lo lắng, sợ hãi.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Trẻ nên vận động mạnh 7 phút mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe
Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ
Khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh suyễn ở trẻ
Bí kíp tránh đầy hơi cho bé bú bình
Một số bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra
Sữa mẹ và những điều có thể bạn chưa biết
5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng
Chuẩn bị đồ ăn cho bé yêu khi ra ngoài
Nước ép trái cây: bé dùng thế nào cho hiệu quả?
Bã trà - thuốc trị muỗi đốt cho bé
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email