Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bí kíp tránh đầy hơi cho bé bú bình
Ngày cập nhật:  06/10/2012 20:37:57
Để tránh đầy hơi khi bé bú bình, mẹ cần bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º.


    
Để tránh đầy hơi (kết quả từ nuốt quá nhiều không khí) khi bé bú bình, bạn cần bế bé sao cho đầu bé ở một góc 45º (bé nằm ở chỗ lõm khủy tay gập lại của mẹ, cánh tay của mẹ ép nhẹ nhàng dọc theo mình con, còn bàn tay mẹ chạm tới mông của con).

1. Bế bé sát người mẹ nhất

Bởi như thế sẽ tốt cho dạ dày của bé. Bé có thể hơi “lọt” vào trong lòng mẹ nhưng như thế sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và dễ chịu khi bú bình.
 





2. Miệng bé bám tốt vào núm vú cao su

Miệng của bé “bám” vào ti cao su tốt sẽ giúp bé bú được no, hạn chế hít phải không khí thừa bên ngoài.

Ban đầu, bạn cần dạy cho bé cách làm sao để bú bình đúng. Chẳng hạn, bạn cọ nhẹ đầu ti cao su vào môi dưới của bé. Điều này khuyến khích bé mở to miệng. Một khi thấy miệng bé mở to, bạn đưa núm vú bình sữa vào miệng bé, hơi sâu bên trong miệng một chút. Cả phần đầu ti trên núm vú cao su cần được đưa vào bên trong miệng của bé, miệng bé mở rộng nhưng phải thoải mái, không quá căng nhưng cũng không quá mím.

Cần chú ý để đầu ti cao su ở trên lưỡi của bé, không phải dưới bề mặt lưỡi (điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng không lưu ý là dễ mắc lỗi).

3. Kiểm soát dòng chảy của sữa

Núm vú cao su có nhiều loại cho từng giai đoạn phát triển của bé. Bé lớn hơn tức là cần núm vú bình sữa có tốc độ chảy sữa nhanh hơn. Bé mới sinh cần núm vu cao su ở giai đoạn một và cần thay núm vú bình sữa khi bé lớn hơn. Núm vú với lỗ đục để sữa chảy có tác dụng kiểm soát dòng chảy nhanh – chậm của sữa trong bình. Bạn nên chọn núm vú bình sữa với dòng chảy thích hợp để ngăn cản bé nuốt phải khí thừa khi bú bình.

4. Giúp bé ợ

Bạn có thể vỗ lưng giúp bé ợ khi bé bú bình được một lúc nhưng chưa hết sữa hoặc chờ khi bé đã bú hết sữa trong bình. Có 3 vị trí phổ biến giúp bé ợ hơi là bế bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng bé; bé ngồi trong lòng mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé và bé nằm sấp trên đùi mẹ rồi mẹ vỗ lưng cho bé.

Bạn không nên vỗ mạnh thì bé mới ợ mà chỉ cần vài cái vỗ nhẹ nhàng. Nhưng đừng lo lắng nếu bé không ợ. Không phải lần nào vỗ lưng bé cũng ợ.

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Một số bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra
Sữa mẹ và những điều có thể bạn chưa biết
5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng
Chuẩn bị đồ ăn cho bé yêu khi ra ngoài
Nước ép trái cây: bé dùng thế nào cho hiệu quả?
Bã trà - thuốc trị muỗi đốt cho bé
Mẹ trầm cảm có suy nghĩ hại con
Để không bị thiếu ngủ khi đang nuôi con mọn
Thiếu hơi cha mẹ, con gầy yếu
Tự chăm sóc bản thân sau sinh nở
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email