Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng
Ngày cập nhật:  08/08/2012 10:37:43
Khoảng thời gian mọc răng của bé sẽ gây ra những khó chịu với trẻ, phổ biến nhất là đau nhức lợi, sốt… Để làm giảm cảm giác đau đớn, bé không cáu kỉnh, quấy khóc nữa thì các mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây.


5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng

1. Chà xát vào lợi

Dùng ngón tay sạch của mẹ, chà vào lợi bé cũng giúp bé giảm đau. Bé có thể thấy khó chịu, bị kích thích trước tiên nhưng ngay sau đó, cảm giác dễ chịu sẽ xuất hiện.

2. Để bé được nhai

Khi mọc răng, bé thích được nhai vì hoạt động của lợi sẽ làm dịu cơn đau lúc mầm răng trắng nhú lên khỏi lợi. Vòng ngậm cho bé mọc răng, chất liệu cao su mấp mô, vòng nhựa mềm, miếng khăn sạch đều thích hợp để cho bé nhai. Việc nhai sẽ thú vị hơn khi đồ vật đó được để trong ngăn mát tủ lạnh khiến lợi bị tê.

Có thể thử làm mát một chiếc khăn mặt ẩm hoặc làm mát những miếng chuối, miếng mận trong tủ lạnh rồi cho bé nhai (nhưng tránh cắt quả thành miếng quá nhỏ, đề phòng bé bị hóc). Hãy để người lớn giám sát bé như cần cho bé ngồi thẳng khi ăn.

 

Có nhiều cách để xua tan những khó chịu của bé khi mọc răng




3. Đồ ăn mát

Đồ ăn mát như sữa chua, quả lê nghiền nhuyễn, táo tây nghiền nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm dịu lợi bị căng đau.

4. Đồ uống mát

Đồ uống được đặt trong ngăn mát tủ lạnh sẽ làm tê vùng lợi bị đau, với bé trên 6 tháng tuổi (khi bé đã uống được nước lọc). Nếu bé không thích uống bình vì ngại mút, có thể chuyển qua cách dùng thìa.

5. Thuốc giảm đau

Nếu việc nhai, chà lợi, ăn đồ mát không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thuốc giảm đau khi mọc răng.
Cần cẩn trọng với một số thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng

Thay vì sử dụng Benzocain để giảm đau cho trẻ khi mọc răng, Viện Nhi khoa Mỹ, khuyên cha mẹ nên cho trẻ ngậm núm vú cao su lạnh hoặc dùng ngón tay chà nhẹ nhàng hoặc xoa bóp nướu răng của trẻ.

Benzocain là chất có tác dụng gây tê cục bộ, thường được sử dụng để giảm đau được tìm thấy trong các sản phẩm như Anbesol, Orajel, Baby Orajel, Orabase.Việc sử dụng Benzocain để làm giảm đau nướu và miệng có thể dẫn đến tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng gây chết người được gọi là methemoglobin, khi đó lượng oxy vận chuyển trong máu sẽ giảm đáng kể. Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ đặc biệt trong tình trạng này, FDA cho biết.

FDA cũng lưu ý rằng cha mẹ có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh methemoglobin như: da, môi, móng chân, móng tay nhợt nhạt có màu xám hoặc màu xanh, khó thở, mệt mỏi, đau đầu và nhịp tim nhanh. Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng Benzocain.
 

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chuẩn bị đồ ăn cho bé yêu khi ra ngoài
Nước ép trái cây: bé dùng thế nào cho hiệu quả?
Bã trà - thuốc trị muỗi đốt cho bé
Mẹ trầm cảm có suy nghĩ hại con
Để không bị thiếu ngủ khi đang nuôi con mọn
Thiếu hơi cha mẹ, con gầy yếu
Tự chăm sóc bản thân sau sinh nở
Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng
Những việc làm có thể gây hại cho bé
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email