Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Tự chăm sóc bản thân sau sinh nở
Ngày cập nhật:  10/03/2012 10:18:15
Sau khi con bạn ra đời cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng sáu tuần lễ và được gọi là thời kỳ hậu sản.


Trong một vài tuần đầu bạn sẽ thấy có chất dịch (gọi là sản dịch) chảy ra từ cửa mình. Sản dịch thường có màu đỏ trong vòng 4 ngày ngay sau sinh. Sau đó sản dịch chuyển sang màu hồng cho đến khoảng ngày thứ 9 sau sinh. Từ khoảng ngày thứ 10 trở đi sản dịch chuyển sang màu nâu sẫm, sau đó càng ngày càng nhạt màu và ít đi rồi hết hẳn thường sau hai hoặc bốn tuần sau khi sinh. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn thì thường sẽ có kinh sau tháng thứ sáu hoặc muộn hơn, nhưng nếu bạn không cho con bú hoặc cho con bú không hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại từ bốn đến sáu tuần sau sinh.

Vậy trong thời gian này, mẹ bầu cần chú ý những gì?

Trong thời kỳ hậu sản nên:

- Sản phụ nên giữ sạch vùng sinh dục hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và nước rửa vệ sinh 2-3 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch. Nhưng bạn không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.

 



- Bạn nên ăn đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước để hồi phục cơ thể sau khi sinh và để có đủ sữa cho con bú. Không nên ăn uống quá kiêng khem.

- Nên tranh thủ ngủ càng nhiều càng tốt khi bé ngủ.

- Tập thế dục nhẹ nhàng 15-20 phút mỗi ngày để hồi phục sức khỏe.

- Ði khám lại từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh để chắc chắn rằng bạn và con bạn đã hồi phục sau khi sinh và phát hiện những biến chứng nếu có. Ðây cũng là dịp bạn có thể hỏi bác sĩ và nữ hộ sinh bất cứ điều gì bạn còn bạn khoăn về cho con bú, quan hệ tình dục, kế hoạch hóa gia đình, tiêm phòng cho bé, chế độ ăn uống nghỉ ngơi hoặc những câu hỏi khác về sức khỏe của bạn cũng như con bạn.

Những dấu hiệu nguy hiểm thời kỳ hậu sản

- Ngất hoặc bất tỉnh.

- Ra máu không giảm đi mà ngay càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ tươi, hoặc có những cục máu đông.

- Sốt.

- Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên.

- Nôn và tiêu chảy.

- Máu hoặc chất dịch chảy ra từ cửa mình có mùi hôi khó chịu.

- Ðau, sưng, đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu (nếu bạn bị cắt khâu tầng sinh môn lúc đẻ hoặc phải mổ đẻ).

- Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo.

- Ðái buốt.

- Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng
Những việc làm có thể gây hại cho bé
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
Viêm tuyến sữa sau khi sinh con
Khi nào không nên tiêm vaccine cho trẻ?
Chăm sóc giấc ngủ cho bé và những sai lầm của cha mẹ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email