Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Những cơn nghén nguy hiểm cho thai nhi của bạn
Ngày cập nhật:  08/02/2011 11:51:15
Tình trạng nghén dài, dữ dội chứng tỏ thai phụ đang bị thoái hoá rau thai, rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.


Ngay từ khi mang bầu, N., 30 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội đã bị nghén, buồn nôn nhiều, sợ khi ngửi thấy mùi thức ăn xào tỏi, hơi cơm nóng… Hết tháng thứ ba, các triệu chứng nghén vẫn không thuyên giảm, chị ăn gì cũng nôn, kể cả uống sữa dành cho bà bầu.

Biểu hiện nghén đa dạng

Sức khỏe của chị N. giảm sút nghiêm trọng, da xanh rớt, người mệt mỏi. Tuy nhiên, vẫn cứ nghĩ rằng đây là những triệu chứng nghén bình thường của thai kỳ nên chị không đi khám kỹ. Chỉ đến tháng thứ tư, thấy có ra máu, chị N. mới vội vã đi khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tại đây, sau khi làm các kết quả xét nghiệm, chị được chẩn đoán là chửa trứng (rau thai bị thoái hóa), một bệnh lý nguy hiểm khiến các cơn nghén xuất hiện dữ dội.
Giáo sư Nguyễn Đức Vy, nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết một phụ nữ có thai được coi như có tạng ghép. Phôi thai tồn tại trong cơ thể người mẹ trên cơ sở bánh rau. Bánh rau sản xuất nội tiết tố là nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Quá trình nghén không phụ thuộc vào sức khỏe của phụ nữ, nghĩa là không phải người khỏe mạnh sẽ nghén ít, người yếu thì nghén nặng mà phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể người mẹ với phôi thai nhanh hay chậm, tốt hay không.
 
 

Giáo sư Nguyễn Đức Vy, nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết một phụ nữ có thai được coi như có tạng ghép.




Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà (Hà Nội) cũng cho biết thêm, biểu hiện nghén của phụ nữ mang thai rất đa dạng. Thông thường nhất là thai phụ thấy người mệt mỏi, lợm giọng, chóng đói nhưng ăn ít, dễ buồn nôn. Nhiều thai phụ thấy sợ một số mùi vị hoặc thèm ăn đồ chua và các thứ mà trước đây không ăn. Một số trường hợp cá biệt có thể thích ăn vách tường, ăn đất.
Nguy hiểm đến thai nhi

Theo bác sĩ Dung, thai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều, có thể kèm theo ra máu được xếp vào dạng nghén bệnh lý chửa trứng. Nếu thai phụ chửa trứng bán phần thì vẫn có thể giữ được thai và điều trị triệu chứng nghén. Nếu chửa trứng toàn phần thì nguy cơ ung thư rau thai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Cách tốt nhất là nếu thấy thai phụ bị nghén nặng nên cho xét nghiệm tìm chất hCG - chất nội tiết tố sản xuất trong quá trình mang thai, nếu chất này tăng cao thì nên suy xét việc giữ thai hay không.
Còn theo giáo sư Vy, những thai phụ bị nôn quá nhiều có thể khắc phục bằng cách truyền dịch nhằm tránh tình trạng mất nước, sụt cân. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải tuân theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa, tuyệt đối không được tự ý truyền. Ngoài ra, có thể ngậm một viên đá hoặc uống sữa lạnh để khắc phục chứng  buồn nôn.
Khi mang thai, phụ nữ cần tránh lại gần những tác nhân gây buồn nôn như hơi cơm, hơi nóng, mùi thức ăn xào nấu khi nóng. Việc uống sữa đối với phụ nữ mang thai là rất cần thiết nhưng nếu uống sữa mà bị nôn thì nên dừng ngay.
 
Đối với trường hợp nghén kỳ quái, thèm ăn những thứ như gỗ, vách tường… cần phải có biện pháp chấm dứt, bác sĩ sẽ dùng biện pháp phân tích mặt có hại cho sức khỏe của mẹ và bé còn người thân thì nên động viên, giải thích cho thai phụ.

“Nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó các triệu chứng nghén sẽ giảm dần và mất hẳn. Nếu nghén kéo dài, bị nôn nặng, thích ăn những thứ có hại cho cơ thể thì phụ nữ đã bị nghén bệnh lý, phải đi khám để được điều trị ngay”, giáo sư Nguyễn Đức Vy, nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết.

 

(Theo Báo đất Việt )
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Chế độ nước lọc cho bà bầu
Ngứa bụng bầu phải làm sao?
Thai phụ bị phù chân phải đi khám ngay
Tác hại của di động khi mang bầu
Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
Thai phụ dùng thuốc cảm có an toàn?
Bà bầu nên khám thai khi nào?
Bà bầu dùng thảo dược thế nào?
9 lưu ý để tránh nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
Tính ngày dự sinh thế nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email