Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
Ngày cập nhật:  24/12/2010 16:15:49
Khi có bầu người mẹ được khuyên là phải ăn nhiều thì mới đủ dinh dưỡng cho thai nhi nhưng đó không phải là những gì các bác sĩ khuyên bà bầu nên làm. Bạn nên hiểu ăn cho hai người không có nghĩa là bạn phải ăn gấp đôi so với bình thường mà chỉ đơn giản là bạn phải ăn đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Để các bạn biết cách ăn thế nào là tốt cho hai người, mời bạn tìm hiểu một số thông tin sau.


Cơ thể của bạn trong thời kỳ mang thai hoạt động hiệu quả hơn và có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ những thức ăn mà bạn ăn hơn. Vì vậy, việc ăn nhiều gấp đôi lượng thức ăn không làm tăng khả năng khỏe mạnh của em bé, mà thay vào đó bạn phải đối mặt với việc tăng cân quá nhiều, đặt bạn và em bé vào nhóm có nguy cơ cao mắc các biến chứng khi mang thai.

Nếu bạn có một trọng lượng hợp lý, cân đối thì không cần tăng thêm lượng calo trong tam cá nguyệt đầu tiên, chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và khoảng 450 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ ba. Nếu bạn đang thừa cân hoặc thiếu cân, bạn sẽ cần nhiều hơn hoặc ít hơn lượng calo cần thiết, tùy thuộc vào mục tiêu tăng cân của bạn.
Trong tam cá nguyệt cuối cùng, ngoài việc ăn uống bình thường bạn chỉ cần uống thêm một ly sữa ít béo mỗi ngày là đủ năng lượng cho cả mẹ và con.

Làm thế nào có đủ dinh dưỡng mà không cần ăn nhiều?

Dưới đây là một số mẹo để giúp bà bầu hấp thụ tối đa lượng dinh dưỡng khi mang thai:
- Lên kế hoạch cho từng bữa ăn của mình, ăn uống lành mạnh theo kim tự tháp đồ ăn cho thai kỳ để không ăn quá nhiều những chất không cần thiết.
 
 



- Để đáp ứng nhu cầu protein, calo, carbon hydrate, chất béo, các vitamin và khóang chất quan trọng trong quá trình mang thai, hàng ngày bạn cần ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau. Ngay cả các loại rau xanh, bạn cũng nên ăn các loại rau nhiều màu sắc, nhiều kiểu để đa dạng dinh dưỡng cho em bé.
- Cố gắng giảm thiểu việc ăn các loại thức ăn có nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng như đồ uống có đường, lương khô, thực phẩm nhiều chất béo và đường… Thay vào đó, chọn các loại đồ ăn nhẹ, chứa nhiều calorie như sữa chua, trứng luộc, trái cây tươi, các loại rau…
- Chọn các loại thực phẩm gần với trạng thái tự nhiên của chúng nhất. Chọn bánh mì nguyên hạt hay gạo nâu thay vì bánh mì trắng hay gạo trắng tinh, trái cây tươi thai vì trái cây đóng hộp hoặc đông lạnh.
- Ăn ít các loại chất béo, dầu ăn, bánh kéo


Thức ăn được chia cho bà bầu và em bé như thế nào?

Các bác sĩ không thể biết chính xác việc chất dinh dưỡng được phân chia cho em bé và bà bầu như thế nào. Việc nuôi dưỡng em bé xuất phát từ chế độ ăn uống của bà bầu và từ các chất dinh dưỡng đã lưu trữ trong xương và các mô của bạn.
Trước đây, bào thai đang phát triển được xem là “một ký sinh trùng hoàn hảo”, dùng tất cả chất dinh dưỡng cần thiết từ người mẹ, bất kể chế độ ăn uống của mẹ như thế nào. Tuy nhiên, các bác sĩ ngày nay cho biết, em bé sẽ bị ảnh hưởng nhiều nếu chế độ ăn uống của người mẹ bị thiếu hụt. Thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ để lại tác động lâu dài lên sức khỏe của em bé.
Sức khỏe và sự tăng trưởng của bé trực tiếp liên quan đến những gì bạn ăn trước và trong khi mang thai, cho nên những gì bạn ăn vào người là vô cùng quan trọng.

phunu.net
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Thai phụ dùng thuốc cảm có an toàn?
Bà bầu nên khám thai khi nào?
Bà bầu dùng thảo dược thế nào?
9 lưu ý để tránh nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
Tính ngày dự sinh thế nào?
Những điều đặc biệt kiêng cữ trong thai kỳ
7 biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai
Cảnh giác với ra máu âm đạo bất thường
Nằm ngửa khi mang thai có an toàn
Phòng ngừa một số bệnh nhiễm độc thai nghén
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email