Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Chế độ nước lọc cho bà bầu
Ngày cập nhật:  12/02/2011 20:47:12
Nước là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của mọi người. Nhưng không phải khi có thai, bạn uống càng nhiều nước càng tốt. Bạn nên biết lượng nước lọc an toàn mỗi ngày là bao nhiêu.


Lý do nên uống nước

Hầu hết chúng ta không uống đủ nước. Phần lớn mọi người có xu hướng uống khi thấy khát. Hoặc nhiều người thay thế nước lọc bằng cafe, trà hoặc đồ uống chứa nhiều độc tố không cần thiết khác.
Trong thai kỳ điều quan trọng là bạn không được để cơ thể mất nước, vì điều này dẫn tới một cơn chóng mặt. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai. Ngoài ra, uống nước “đánh bại” chứng trữ nước, giúp bạn giảm phù nề.

Nước không chỉ giúp tăng sức khỏe nói chung, các nghiên cứu cho thấy mẹ uống nước đủ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai; giúp mẹ đi tiểu đều, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi mẹ đổ mồ hôi (bà bầu có xu hướng đổ nhiều mồ hôi do bào thai phát triển và tăng cung cấp máu).

Một số nhà khoa học tin rằng, uống không đủ nước làm tăng nguy cơ ngôi ngược, dây rốn quấn cổ và tăng nồng độ của phân su trong chất lỏng.

 


 

Lượng nước nên uống mỗi ngày

Phụ nữ có thai được khuyên nên uống nhiều nước hơn trong một ngày so với những người lớn khác. Tổ chức Y tế thế giới gợi ý là khoảng 4l nước lọc mỗi ngày cho phụ nữ mang thai (tăng thêm 0,5l nếu bạn đang cho con bú). Tối đa với thai phụ là 4,8l nước lọc/ngày, với phụ nữ đang cho con bú là 5,5l nước/ngày. Không nên lạm dụng nước vì có thể nguy hiểm nếu uống nước quá nhiều.

Để không quên uống nước, luôn chuẩn bị sẵn cốc nước (chai nước) bên cạnh để dễ dàng uống nước khi cần.

Hãy cố gắng uống đều đặn trong ngày, đặc biệt khi áp lực bào thai khiến bạn ngại đi tiểu nhiều. Và nên ăn thêm nho, dưa chuột... thực phẩm giúp thêm lượng nước cho cơ thể, lại khiến bạn sảng khoái.

Chọn nước đun sôi để nguội, nước tinh khiết đóng chai hay nước khoáng

Tại Anh, nước máy có thể an toàn để uống. Bởi vì ở nước này, tiêu chuẩn làm sạch nguồn nước rất tuyệt vời. Còn phần lớn những nước khác, thai phụ nên dùng nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội. Tốt nhất, bạn hãy sắm thêm bộ lọc nước trước khi uống để đảm bảo sức khỏe.

Nước đóng chai không phải luôn an toàn hơn nước đun sôi để nguội trong nhà bạn. Còn nước khoáng, lấy từ nguồn nước trong lòng đất có thể không có lợi do việc sử lý flo không tốt nên không có lợi cho sức khỏe của xương và răng.

 

me&be
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ngứa bụng bầu phải làm sao?
Thai phụ bị phù chân phải đi khám ngay
Tác hại của di động khi mang bầu
Bà bầu ăn cho hai người như thế nào?
Thai phụ dùng thuốc cảm có an toàn?
Bà bầu nên khám thai khi nào?
Bà bầu dùng thảo dược thế nào?
9 lưu ý để tránh nhiễm trùng cơ hội khi mang bầu
Tính ngày dự sinh thế nào?
Những điều đặc biệt kiêng cữ trong thai kỳ
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email