Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kinh nguyệt và xuất tinh ở vị thành niên
Ngày cập nhật:  30/01/2013 09:28:27
Rối loạn kinh nguyệt ở VTN nữ, nếu không phát hiện được các dấu hiệu bất thường hoặc các dấu hiệu liên quan đến thai nghén thường do nguyên nhân hoạt động của hệ thống trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng chưa hoàn chỉnh.

Rối loạn xuất tinh ở VTN nam tạm thời và không phát hiện dấu hiệu bất thường qua khám thực thể thường không cần điều trị, nhưng cần hỗ trợ liệu pháp tâm lý.  

Nếu rối loạn kinh nguyệt ở VTN nữ và rối loạn xuất tinh ở VTN nam nếu kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý, cần khám chuyên khoa.

1. Kinh nguyệt ở VTN nữ.

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt có tính chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể.
Ở tuổi VTN kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1 - 2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định.

1.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.

Kinh nguyệt bình thường khi.
    Tuổi bắt đầu có kinh: từ 11 - 18 tuổi.
    Vòng kinh từ 22 - 35 ngày, trung bình là 28 - 30 ngày.
    Thời gian hành kinh từ 3 - 7 ngày.
    Lượng máu kinh  thay 3 - 5 lần băng vệ sinh mỗi ngày.
    Máu kinh màu đỏ tươi, không đông, có mùi hơi nồng, không tanh.
Kinh nguyệt không bình thường còn gọi là rối loạn kinh nguyệt.
    Vô kinh nguyên phát: quá 18 tuổi chưa hành kinh.
    Vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh rất đều và quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
    Vô kinh giả: máu kinh vẫn có nhưng màng trinh kín hoặc cổ tử cung bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài, còn gọi là bế kinh.
    Rong kinh: hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
    Kinh ít: lượng máu kinh ra rất ít.
    Kinh nhiều: lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, trên 60 ml trong cả kỳ kinh.
    Kinh thưa: vòng kinh dài trên 35 ngày.
    Kinh mau: vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.
    Băng kinh: máu kinh ra rất nhiều, trên 150 ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.
    Rong huyết: ra máu không liên quan đến kỳ kinh.
    Rong kinh: ra máu kinh kéo dài trên 7 ngày.
    Thống kinh: đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
    Kinh sớm: có kinh trước 10 tuổi.

1.2. Xử trí.

-    Đau bụng khi hành kinh: cho thuốc giảm đau loại kháng viêm không corticoid (paracetamol, ibuprofen, diclofenac...) hoặc thuốc viên tránh thai kết hợp,
-    Theo dõi những trường hợp như kinh thưa, kinh mau, kinh ít chưa ảnh hưởng đến sức khỏe.
-    Vô kinh: có thể do rối loạn dinh dưỡng và tâm lý. Tư vấn cho VTN biết rối loạn dinh dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể, đồng thời hướng dẫn VTN cách khắc phục các vấn đề về dinh dưỡng hay giúp giải toả các vấn đề tâm lý.
-    Thuốc viên tránh thai kết hợp có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh, giảm đau bụng khi hành kinh.
-    Rong huyết hoặc ra máu bất thường có thể là do nhiễm khuẩn hoặc bất thường ở cổ tử cung. Khám và điều trị nếu có nhiễm khuẩn đường sinh sản, và chuyển lên tuyến trên làm phiến đồ âm đạo nếu cần. (xem phần NKĐSS/NKLTQĐTD).
-    Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt khác cần gửi lên tuyến trên để chẩn đoán và xử trí.

1.3. Tư vấn.

-    Giải thích cho VTN hiểu kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên, gây ra do sự thay đổi giải phẫu và sinh lý bình thường của tuổi dậy thì, không phải là bệnh mà lo sợ. Khi hành kinh có thể bị đau bụng, cảm giác choáng váng...
-    Hỏi lại để xem hiểu biết của VTN về khái niệm chu kỳ kinh nguyệt, giải thích nếu có sự hiểu lầm. Đặc biệt cần giải thích cho VTN rõ khi đã có kinh nguyệt thì cũng sẽ có khả năng có thai nếu có quan hệ tình dục.
-    Nếu vị thành niên lo lắng về các chu kỳ kinh nguyệt không đều thì giải thích để VTN yên tâm là kinh nguyệt không đều trong 1 - 2 năm khi bắt đầu có kinh có thể là bình thường.
-    Giải thích các trạng thái tâm lý bất thường hay xảy ra khi có kinh như cảm giác bứt rứt khó chịu, nhức đầu, lo âu, mất ngủ, biếng ăn...
-    Hướng dẫn cụ thể cách giữ vệ sinh khi có kinh nguyệt, cách sử dụng băng vệ sinh.
-    Giải thích và hướng dẫn cách phòng tránh thai, nếu cần thì cung cấp các biện pháp tránh thai thích hợp.
-    Hướng dẫn thực hành tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để phòng các NKLTQĐTD và có thai ngoài ý muốn.
-    Có thể mời gia đình đến tư vấn về kinh nguyệt để hỗ trợ cho VTN.

2. Xuất tinh ở VTN nam.

2.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng.

-    Xuất tinh là do cơ chế phản xạ khiến cho có sự co thắt các cơ vùng chậu (chủ yếu là cơ ngồi hang, cơ hành hang) và niệu đạo. Lượng tinh dịch cho mỗi lần xuất tinh thông thường vào khoảng 3 - 4 ml (WHO: > 2 ml).

-    Trong giai đoạn dậy thì của VTN nam, tinh hoàn bắt đầu phát triển, sản sinh ra tinh trùng và testosteron. Do đó cơ thể lớn nhanh và xuất hiện các đặc tính sinh dục thứ phát như cơ bắp nở nang, mọc râu, giọng nói ồm ồm, dương vật to ra… Dấu hiệu quan trọng nhất trong thời kỳ dậy thì của nam VTN chính là lần xuất tinh đầu tiên. Thông thường độ tuổi xuất tinh lần đầu tiên ở VTN nam là khoảng 15 - 16 tuổi. Xuất tinh lần đầu tiên có thể xảy ra trong khi thức, khi các em có những kích thích, xung động về tình dục (xem phim ảnh, nhìn thấy những hình ảnh khêu gợi…) hoặc thủ dâm (tự kích thích bộ phận sinh dục) hoặc xảy ra trong khi ngủ (thường được gọi là “mộng tinh” hoặc “giấc mơ ướt”)

-    Thủ dâm: một trong những hành vi tình dục có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt thường gặp ở tuổi VTN. Thủ dâm là việc một người tự kích thích mình để đạt được khóai cảm, thường là dùng tay hoặc dụng cụ để kích thích bộ phận sinh dục. Thủ dâm có thể gặp ở cả nam và nữ. Thủ dâm ở nam giới có thể đạt tới cực khóai và gây phản xạ xuất tinh. Thủ dâm là một cách tự giải toả nhu cầu tình dục của bản thân và là một trong những cách thực hành tình dục an toàn. Thủ dâm không phải là một bệnh và không có hại. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng thủ dâm, đồng thời cũng cần biết cách giữ vệ sinh và tránh các nguy cơ bị tổn thương, xây xước bộ phận sinh dục khi thủ dâm bằng dụng cụ, không sử dụng chung dụng cụ để thủ dâm cho nhiều người.

-    Mộng tinh: hiện tượng xuất tinh trong lúc ngủ. Có thể nằm mơ thấy cảnh quan hệ tình dục giữa nam và nữ, mơ thấy đang âu yếm một cô gái… và bị kích thích cao độ dẫn tới xuất tinh. Cũng có trường hợp không phải do nằm mơ mà chỉ đơn thuần là hiện tượng cương cứng dương vật trong khi ngủ, kết hợp với việc giải phóng tinh dịch chứa trong đường ống dẫn tinh. Cần giúp cho VTN nam không xấu hổ, ngượng ngùng hay lo lắng, mà cần hiểu đó là biểu hiện của sự trưởng thành về chức năng sinh sản và tình dục.
-    Xuất tinh sớm: thông thường thì hiện tượng xuất tinh ở VTN nam còn chưa ổn địnhvà khó xác định được là xuất tinh bình thường, xuất tinh sớm hay xuất tinh muộn. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu sau một vài năm kể từ lần xuất tinh đầu tiên, VTN nam thấy thường xuyên xảy ra tình trạng vừa cảm thấy bị kích thích (có thể là vừa thấy cảnh nam nữ âu yếm nhau, vừa bắt đầu thủ dâm…) đã có phản xạ xuất tinh, thậm chí mới chỉ vài giây đã dẫn tới xuất tinh, thì đó là biểu hiện của chứng xuất tinh sớm. Nguyên nhân của hiện tượng xuất tinh sớm đa số đều có liên quan đến những yếu tố tâm lý, một vài trường hợp khác là do dị tật bẩm sinh (cấu tạo túi tinh, ống phóng tinh… bất thường), do hậu quả của những phẫu thuật (trường hợp phẫu thuật vùng hậu môn từ khi còn nhỏ như dị tật không có hậu môn…), do nhiễm khuẩn đường sinh dục, đặc biệt do vi khuẩn lao, do sử dụng một số thuốc kéo dài (như các loại thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…).

-    Di tinh: tình trạng tinh dịch rỉ ra không kiểm soát được và không liên quan đến cực khóai hay phản xạ xuất tinh. Nếu xảy ra thường xuyên có thể do các dị tật của hệ thống sinh dục hay bệnh lý của các cơ thắt…

2.2. Xử trí.

-    Tư vấn.
    Giải thích cho VTN hiểu về cơ chế sinh lý, giải phẫu.
    Giải thích những vấn đề thường gặp liên quan đến xuất tinh.
    Giúp VTN hiểu về cơ thể và các chức năng sinh dục, hiểu về các đặc điểm cấu tạo và hoạt động của hệ thống sinh dục.
    Hướng dẫn các thực hành tình dục an toàn và lành mạnh.
    Tư vấn về các bất thường trong giai đoạn dậy thì và cách xử trí.
    Tư vấn, hướng dẫn VTN về những hành vi có lợi cho sức khỏe và tăng cường thể lực, các bài tập thể lực…
-    Khám thực thể, làm các xét nghiệm cận lâm sàng và điều trị trong những trường hợp cần thiết (đối với những trường hợp có những bất thường về cấu tạo như tinh hoàn lạc chỗ, viêm tắc mào tinh hoàn, khối u…)
Phối hợp với gia đình để theo dõi và hỗ trợ tiếp theo, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý để giúp nam VTN ổn định và tự tin vào bản thân.

Bs Nguyễn Thị Minh Nguyệt, nguồn Hướng dẫn quốc gia về các DVCSSKSS, Bộ Y tế

suckhoesinhsan.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Dấu hiệu bất thường bộ phận sinh dục nữ
"Chỉ đích danh" các bệnh lây qua đường tình dục dễ mắc
Mọi điều XX "không thể không biết" về huyết trắng
Cách chăm sóc vùng kín dễ khiến màng trinh rách
Lý do khiến tinh binh của XY "không nghe lời"
Ảnh hưởng to lớn đến não khi teen bị căng thẳng
Các tư thế ngủ khiến XY không thể khỏe
Ung thư tinh hoàn (phần 2): Biểu hiện, phòng và điều trị
Ung thư tinh hoàn (phần 1): Đặc điểm lâm sàng và nhóm nguy cơ cao
Ảnh hưởng của bệnh quai bị đến vô sinh nam và cách phòng chữa
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email