Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Ung thư tinh hoàn (phần 2): Biểu hiện, phòng và điều trị
Ngày cập nhật:  29/10/2011 16:36:19
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh hiếm gặp trong nhóm bệnh ung thư, tuy nhiên nếu sảy ra bệnh cũng gây ra nguy hiếm lớn đối với sức khỏe và tính mạng. Vì vậy nam giới cần có những kiến thức nhất định về vấn đề này để có sự phát hiện và ngăn chặn kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Trong phần này parentslink giới thiệu đến bạn biểu hiện của bệnh, cách phòng và điều trị bệnh.


 

 



Biểu hiện của bệnh

Giai đoạn đầu của ung thư tinh hoàn thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng mấy đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Đôi khi có thêm cảm giác nằng nặng ở bìu, gai sốt và hơi đau ở vú.

Bệnh phát triển nặng hơn có thể có các triệu chứng như tức nặng tinh hoàn, đau ở tinh hoàn, sưng ở bìu, sờ có mảng cứng, sờ thấy u cục, tinh hoàn to ra hay nhỏ đi một cách bất thường.

Phòng bệnh

Cách đề phòng là cần tập thói quen tự kiểm tra tinh hoàn ít nhất mỗi tháng 1 lần, nếu thấy có cục cứng dù có vẻ nhỏ cũng cần được thầy thuốc chuyên khoa về các vấn đề tiết niệu và sinh dục khám. Mào tinh sưng ít thường không nguy hiểm nhưng có cục cứng ở tinh hoàn thì không bao giờ vô hại và hầu hết những trường hợp sưng đều cần được làm sinh thiết (lấy một ít mô tinh hoàn để xét nghiệm xem có bị ung thư không).

Điều trị bệnh

Để có thể phát hiện ung thư tinh hoàn, cách tốt nhất là biết tự phát hiện. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn. Sau khi tắm nước nóng, sờ nắn nhẹ nhàng tinh hoàn nếu thấy đau, có u nhỏ hay không nhẵn thì nên đi khám để được thầy thuốc xác định.

Nếu được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh (Seminoma) thì tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi. Chưa biết rõ vì sao bệnh phát triển và vì không có đường liên lạc trực tiếp về bạch huyết giữa 2 tinh hoàn cho nên khó có sự di căn ung thư từ tinh hoàn bệnh sang tinh hoàn lành.

Cách điều trị duy nhất với ung thư tinh hoàn là mổ cắt bỏ tinh hoàn bị bệnh, để lại tinh hoàn lành, do đó khả năng tình dục và sinh sản ít khi bị ảnh hưởng nhiều. Liệu pháp tia xa, hoá liệu pháp và mổ cắt bỏ hạch có thể thực hiện để điều trị bổ sung. Vì những phương pháp điều trị như trên nên thường chỉ ở bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương mới đủ điều kiện.

mangthai.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Ung thư tinh hoàn (phần 1): Đặc điểm lâm sàng và nhóm nguy cơ cao
Ảnh hưởng của bệnh quai bị đến vô sinh nam và cách phòng chữa
Nguyên nhân khiến cô nàng "đèn đỏ" có màu đen
Trẻ mới lớn và cách vệ sinh ngày “đèn đỏ”
Bệnh lý ở bé trai ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
"Tất tần tật" về chu kỳ nguyệt san
10 bật mí thú vị về đời sống của các chàng tinh binh
Trường hợp nào các teengirl phải nói "không" với thuốc tránh thai khẩn cấp?
5 lầm tưởng của teenboy về viêm mào tinh hoàn
Những biểu hiện của núi đôi khiến XX lo lắng!
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email