Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Ngày cập nhật:  09/09/2010 10:45:17
Trong cuộc sống hôm nay ,nhiều bậc cha mẹ mãi lo toan với công việc ngoài xã hội nên ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, vì vậy không ít trẻ vị thành niên cảm thấy cô đơn ngay trong nhà của mình .

Ở tuổi mới lớn,tâm sinh lý đang phát triển và thay đổi mạnh mẽ nên trẻ rất dễ bị tác động bởi những va chạm hàng ngày và cảm thấy bất an . Nếu không có sự quan tâm gần gủi của cha mẹ ,trẻ dễ bị  mắc bệnh trầm cảm . Ở đây chúng tôi có những thông tin về vấn đề này để các bậc phụ huynh tham khảo:
     
Khi nào thì trẻ mắc phải bệnh trầm cảm?


   *  Trước tiên các bậc phụ huynh hãy  chú ý đến  những dấu hiệu khác thường ở trẻ
 


Buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy suy sụp là những đặc điểm tiêu biểu của trầm cảm. Người bệnh không quan tâm thích thú với những thú vui bình thường, mệt mỏi, suy nhược, cảm giác kiệt sức, mọi việc đều vượt quá sức mình. Có những cơn đau nhức như: đau đầu, đau bụng, đau vùng trước tim, đau cơ khớp... (mà không phải do bệnh cơ thể sinh ra). Người bệnh lãnh đạm với người thân, khóc lóc vô cớ, có cảm giác lo lắng, đôi khi có cơn hốt hoảng. Họ tự cho mình là kém cỏi, là kẻ thất bại, là gánh nặng cho gia đình, không còn hứng thú đến lớp, trốn tránh bạn bè và người thân, kết quả học tập sa sút.
Vào buổi sáng tình hình có vẻ tồi tệ hơn, sau khi thức dậy người bệnh không cảm thấy thoải mái dễ chịu mà cảm thấy âm u, nặng nề. Người bệnh có thể chán ăn hoặc ăn nhiều, mất ngủ hoặc khó ngủ, hay thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều. Người bệnh có thể sút cân, cũng có thể tăng cân. Ở mức độ trầm cảm nặng, người bệnh luôn bị ám ảnh bởi cái chết (có người rất sợ chết) và họ luôn nghĩ cách để tự sát. Khi bị bệnh nặng ý nghĩ tự sát rất mãnh liệt, nhưng hành vi tự sát ít xảy ra vì hoạt động của họ chậm chạp, khả năng thực hiện kế hoạch tự sát thấp. Vì vậy, một số trường hợp lại xảy ra tự sát khi bệnh có vẻ bắt đầu thuyên giảm do đó chúng ta cần lưu ý quản lý bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Các loại trầm cảm hay gặp ở trẻ vị thành niên

Rối loạn trầm cảm thực vật: các rối loạn thực vật rất nổi bật, có khi át cả rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc. Các cơn rối loạn thực vật đa dạng như cơn vã mồ hôi, cơn đánh trống ngực, cơn đau trước tim hoặc đau không xác định được vị trí, mạch nhanh, khô miệng, táo bón.
Rối loạn trầm cảm nghi bệnh: người bệnh có cảm giác nặng nề vì nghĩ mình bị bệnh cơ thể dễ nhầm với bệnh cơ thể thực sự.
Trầm cảm ẩn hay trầm cảm che đậy: các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế che lấp các triệu chứng trầm cảm. Biểu hiện chính là đau, thường gặp ở ống tiêu hóa, tim, xương, cơ, khớp, tiết niệu, sinh dục... Đau không biệt định cho cơ quan nào và không đáp ứng điều trị cho bệnh cơ thể. Bệnh nhân thường tìm gặp bác sĩ đa khoa, họ không thừa nhận mình bị trầm cảm và đòi hỏi được làm các xét nghiệm và được điều trị bằng các thuốc khác nhau.
Trầm cảm Paranoid: Ngoài triệu chứng trầm cảm, người bệnh còn có các triệu chứng hoang tưởng ảo giác, chúng mất đi khi hết trầm cảm. Nếu hết trầm cảm mà vẫn còn hoang tưởng, ảo giác thì phải nghĩ đến bệnh khác.
Trầm cảm nội sinh, do cơ thể sinh ra giống như một số bệnh nội khoa khác. Có thể trầm cảm đơn cực hay trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực.
Trầm cảm theo mùa: ở một số người bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự âm u của mùa đông dẫn đến bị rối loạn cảm xúc theo mùa. Các triệu chứng thường gặp: buồn rầu, mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm trí nhớ, thèm ăn đặc biệt là chất ngọt, tăng cân và thèm được ngủ nhiều hơn vào mùa hè.
Trầm cảm phản ứng hay trầm cảm bị kích ứng bởi những yếu tố bên ngoài, như bị phản bội tình yêu, lý tưởng, người thân qua đời, áp lực công việc, học hành, thi cử.

Nguyên nhân trầm cảm của trẻ vị thành niên
 


Lý do hay gặp là áp lực của học tập như kết quả thi kém, không thi đậu được vào trường như mong muốn, hoàn cảnh gia đình khó khăn... Đa số trẻ muốn thoát khỏi sự bảo hộ của bố mẹ, muốn độc lập nhưng lại mâu thuẫn với khả năng có hạn của mình. Sự quan tâm của bố mẹ bị giảm sút cũng làm trẻ thêm hoang mang. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ khi gặp các trường hợp sau:Tổn thất tình cảm khi có người thân qua đời, quan hệ bố mẹ căng thẳng, li thân, li hôn, hay bố mẹ mắc trầm cảm, gia đình ít tham gia hoạt động xã hội.
Lòng tự trọng bị tổn thương: kết quả học không tốt, tướng mạo không như ý, bị miệt thị hoặc bị bỏ rơi.
Tính cách cô độc, hướng nội, xa lánh mọi người hoặc yêu quá sớm dễ dẫn tới trầm cảm nghiêm trọng, tự sát hoặc giết người.
Tính công kích: một trẻ vị thành niên mất đi sự tự tin hoặc bị dày vò về tâm hồn sẽ thể hiện tính công kích nhưng không thể hiện được. Khi đó trẻ lại biến những xung đột đó thành trầm cảm, càng muốn công kích trầm cảm càng nặng.

Cách điều trị và phòng bệnh:


Điều trị trầm cảm ở trẻ vị thành niên cần phối hợp thuốc (chống trầm cảm, an thần) với liệu pháp tâm lý và điều trị toàn diện. Cần phân biệt trầm cảm với bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, hay gặp ở người trẻ và cũng có thể có biểu hiện trầm cảm. Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện trầm cảm, cần đưa trẻ đi khám ở các cơ sở chuyên khoa tâm thần để trẻ được tư vấn và điều trị có hiệu quả.
Cuộc sống ở lứa tuổi vị thành niên có thể ví như đồ thuỷ tinh, đẹp, trong suốt nhưng rất dễ vỡ. Do vậy để tránh cho con mình rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con trẻ, đặc biệt là về đời sống tinh thần, mối quan hệ bạn bè, chia sẻ với trẻ những khó khăn trong cuộc sống của chúng. Đặc biệt không nên quát mắng, xúc phạm khi trẻ có lỗi hoặc có kết quả học tập kém bạn bè.
 

sức khỏe đời sống
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những chuẩn bị trước khi con dậy thì
Dậy thì sớm
CÓ THỂ HẠN CHẾ UNG THƯ DƯƠNG VẬT
Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Thủ Dâm
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
Mang thai ngoài ý muốn
Các biện pháp phòng tránh thai ở tuổi vị thành niên
Tuổi dậy thì
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email