Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Cha mẹ nói gì với con cái về tình dục
Ngày cập nhật:  01/03/2010 10:23:33
Bạn hiểu biết gì về tình dục? Tình dục là những cảm xúc, ham muốn hướng về đối tượng khác giới để có khoái cảm (90% là tình dục khác giới, 10% là tình dục đồng giới).Tình dục bắt đầu xuất hiện từ tuổi dậy thì và là một phần của bản năng duy trì nòi giống. Ham muốn tình dục có phải là chuyện bậy bạ không? Không, đó là một nhu cầu tự nhiên của con người, cả nam lẫn nữ.Ở tuổi dậy thì phát sinh ham muốn tình dục là một hiện tượng sinh lý bình thường.


Bạn nghĩ thế nào về thủ dâm?

Thủ dâm là gì?

Thủ dâm là hành vi dùng tay tự đụng chạm, kích thích vào bộ phận sinh dục của mình để tạo ra khoái cảm, tự thỏa mãn về tình dục, hành vi này thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên.

Thủ dâm có hại cho cơ thể hay không?

- Thủ dâm chỉ là một cách kích thích để tạo khoái cảm, nó chỉ khác quan hệ tình dục với người khác là không có người thứ hai làm đối tượng, không gây bệnh gì cả.
- Thủ dâm là bình thường và không có hại, ngay cả với người lớn.
- Thủ dâm là cách giúp nhiều bạn trẻ đang yêu không phải lao ngay vào quan hệ tình dục, tránh được hậu quả có thai ngoài ý muốn, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Cha mẹ không nên lo lắng đến chuyện con cái mình thủ dâm bởi vì đó là hành vi thường gặp ở trẻ vị thành niên và nó không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cung cấp thông tin về tình dục cho vị thành niên – nên hay không?
 


- Bản chất của vị thành niên là hiếu kỳ, muốn thử nghiệm và rất dễ tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau.Mọi điều đang diễn ra đều mới mẻ trong khi các em chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Các em có nhiều băn khoăn, thắc mắc, song lại xấu hổ, ngại ngùng không dám nói ra. Do vậy cha mẹ không nên giấu con cái những kiến thức về tình dục.
Hơn nữa, vị thành niên là giai đoạn có nhiều biến đổi quan trọng về thể chất và tâm lý. Các em không còn là trẻ con nữa nhưng cũng chưa phải là  một người lớn thực sự, do đó các em có thể mắc những sai lầm do thiếu hiểu biết về giới tính và tình dục.
- Trách nhiệm của cha mẹ là phải gần gũi với con cái, đặc biệt trong giai đoạn vị thành niên. Cha mẹ không nên cho rằng nếu nói cho con cái về tình dục là “ vẽ đường cho hươu chạy” hoặc sẽ khuyến khích chúng “ thử” bởi vì nếu vị thành niên được nói chuyện cởi mở với cha mẹ về vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản thì các em sẽ có được những quyết định đúng đắn và tự bảo vệ bản thân mình trước nguy cơ có hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng tới tương lai sau này.
- Vậy, nếu thông tin được đưa đến kịp thời thì mọi băn khoăn của các em sẽ được giải đáp, các em có thể tránh được những hậu quả và sai lầm đáng tiếc.

Cha mẹ cung cấp thông tin sức khỏe sinh sản và tình dục cho các em như thế nào?

 


- Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc với vị thành niên, mà hãy trở thành người bạn, tạo không khí nói chuyện thân mật,cởi mở với các em trong gia đình, giúp các em có thái độ đúng đắn với những vấn đề về giới,hiểu biết hơn về những hiện tượng sinh lý thông thường như: tại sao lại hành kinh, tại sao có con…
- Khi trẻ lớn hơn, chuẩn bị bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ có thể giải thích thêm về sự phát triển trong tuổi vị thành niên, tình bạn, tình yêu, nguy cơ có thai và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục,HIV/AISD và cách phòng tránh…
- Cha mẹ cần hiểu biết và thông cảm với con cái:Các em có  những ước mơ gì, kết bạn với ai, có nhu cầu gì, sợ hãi và lo lắng gì?
- Với các câu hỏi của trẻ nhỏ, cha mẹ không nên trả lời qua quít cho xong chuyện, không nói sai sự thực như “con chui ra từ rốn mẹ” hoặc mắng át đi.Cha mẹ cũng có thể nói là “không biết và sẽ tìm thêm thông tin để chia sẻ với con” trong một thời gian nhất định.
- Cha mẹ hãy dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản để trao đổi với con cái giúp cho các em từng bước nhận thức được vấn đề.
Sự tự nhiên và thoải mái của cha mẹ khi nói những chuyện liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục sẽ giúp trẻ cởi mở và tin cậy hơn vào cha mẹ.Trẻ sẽ không đặt ra các câu hỏi nếu chúng cảm thấy cha mẹ ngại trả lời hoặc biểu lộ một thái độ không đồng tình.
- Khi có vấn đề cần gặp bác sĩ và cần phải tư vấn thì cha mẹ và con cái nên đi cùng nhau.
 Cha mẹ có cần học kỹ năng nói chuyện với con cái về những vấn đề sinh sản không?
- Nói chuyện với trẻ về sức khỏe sinh sản và tình dục không phải là khó nhưng cũng không phải là dễ, do vậy cha mẹ cần phải học, đọc sách hoặc tạp chí nói về vấn đề này.Đừng quên rằng lối sống của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách nói chung và hành vi tình dục của con cái nói riêng.
- Không phải lúc nào cha mẹ cũng nói mà nhiều khi cha me cũng phải biết lắng nghe, tức là biết ghi nhận các ý kiến của con trẻ.Sự lắng nghe giúp cha mẹ hiểu biết thêm về cách nhìn nhận con người, hiểu rõ hơn về con cái và những nhu cầu của chúng.
- Cha mẹ cũng nên giúp trẻ hiểu biết thêm về nguy cơ có thai ở tuổi dậy thì,nguy cỏ lây nhiễm HIV,các bệnh lây truyền qua đường tình dục,từ đó giúp các em có phương thức phòng tránh và bảo vệ bản thân.
Những điều cha mẹ nên nhớ:
- Vị thành niên thường tò mò, thích thử nghiệm.Vì vậy, nếu không được cung cấp các thông tin chính xác cũng như trang bị các kỹ năng cần t hiết, các em sẽ dễ có những hành vi ảnh hưởng không tốt tới tương lai của bản thân.
- Giáo dục về sức khỏe sinh sản và tình dục cần được bắt đầu từ gia đình, đó là phương pháp giáo dục không chính thức nhưng có tác dụng tốt đến sự hình thành nhân cách cho trẻ .
- Không nên ngần ngại cho con cái đến tuổi vị thành niên hiểu biết về các biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AISD…
- Hiểu biết về tình dục là cách tốt nhất để trẻ đưa ra các quyết định đúng đắn và thực hiện hành vi tình dục an toàn, đồng thời cũng giúp vị thành niên phát triển khỏe mạnh hướng tới một tương lai tốt đẹp …



 

Trích từ bộ tài liệu chương trình sáng kiến SKSS VTN/TN (UNFPA)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bạn biết gì về bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Mang thai ngoài ý muốn
Các biện pháp phòng tránh thai ở tuổi vị thành niên
Tuổi dậy thì
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email