Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Ngày cập nhật:  04/01/2024 08:27:29
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh) là tình trạng cấu trúc tim bị khiếm khuyết, đây là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các ca dị tật bẩm sinh.
Dị tật tim bẩm sinh là một trong những dị tật hay gặp, chiếm tỉ lệ 8 - 10/1000 trẻ sinh sống và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh. Tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh sớm để điều trị can thiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu.
 

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 TP.HCM, tim bẩm sinh chiếm 54% (5.442/10.000) tổng số bệnh tim ở trẻ em. Hiện nay, nhờ kỹ thuật siêu âm, dị tật tim bẩm sinh có thể được phát hiện ở tuần thứ 18 của thai kỳ.
 

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em (hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh) là tình trạng cấu trúc tim bị khiếm khuyết, đây là dạng dị tật bẩm sinh thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các ca dị tật bẩm sinh.
 

Nguyên nhân gây tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn các trường hợp bệnh rất khó xác định nguyên nhân cụ thể. Theo các nghiên cứu, bệnh có thể do một số nguyên nhân:
 

Yếu tố gia đình và di truyền có thể dẫn đến nguy cơ tim bẩm sinh. Di truyền trong gia đình khiến bệnh xảy ra ở nhiều thế hệ. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ chiếm 3% trong các trường hợp.
 

Môi trường sống tác động nhiều lên nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh, các tác nhân có thể kể đến như: Béo phì, bệnh tiểu đường; virus, đặc biệt là hội chứng Rubella (sởi Đức) và thủy đậu bẩm sinh; Mẹ mắc một số bệnh như tiểu đường, lupus ban đỏ… 
 

Ngoài ra, mang thai muộn có thể gây ra tỷ lệ mắc hội chứng Down cao hơn, ngoài việc chậm phát triển tinh thần và các bất thường thể chất. Có đến 50% trẻ có thể mắc khiếm khuyết vách nhĩ thất phức tạp trong tim.
 

Triệu trứng của bệnh tim bẩm sinh

Tùy thuộc vào loại dị tật mà các triệu trứng có thể xuất hiện ngay khi trẻ mới chào đời hoặc chỉ xuất hiện khi trẻ đã lớn.

Các triệu chứng dị tật bẩm sinh ở trẻ bao gồm:

- Hay bị ho, khò khè, khó thở.

- Bú khó.

- Da xanh xao. Đầu ngón tay, ngón chân có thể bị tím tái.

- Cân nặng khi sinh thấp, tăng trưởng chậm.

Ngoài ra, đối với người trưởng thành có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Nhịp tim bất thường.

- Da màu xanh tím.

- Phù.

- Mệt mỏi.

- Ngất xỉu.
 

 

 

 

3 điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ- Ảnh 2.

 

 

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ là tình trạng cấu trúc tim bị khiếm khuyết.

 


Cha mẹ cần chăm sóc trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Trẻ mắc tim bẩm sinh sẽ rất dễ bị suy dinh dưỡng, khó tăng cân, bởi trẻ có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm, điều này có ảnh hưởng đến việc phẫu thuật tim cho trẻ.
 

Vì vậy, để đáp ứng đủ nhu cầu và giúp trẻ tăng cân, các bậc làm cha mẹ phải thực sự kiên trì trong thực đơn cũng như chế độ ăn hàng ngày của trẻ.
 

Ngoài việc thăm khám và sử dụng các biện pháp can thiệp liên quan đến y khoa, cha mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ với chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một cách tỉ mỉ. Điều này sẽ giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
 

Về cơ bản các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc bữa ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh thường rất mệt mỏi, chán ăn, do đó ngoài việc chữa bệnh chúng ta cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ và phải xác định rằng ăn đối với trẻ lúc này rất quan trọng.
 

Vì trẻ bị bệnh nên cần cho trẻ ăn nhiều bữa, thức ăn cần chế biến dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa hơn, mùi vị phải thơm ngon, hợp khẩu vị. Điều cần thiết là cho trẻ uống đủ nước, nên uống các loại quả có đường như nước cam, chanh, nước dừa... hoặc sữa, vì các loại nước này vừa cung cấp năng lượng, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất trong giai đoạn trẻ bệnh.
 

Ở trẻ dưới 6 tháng: Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bú bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.
 

Trẻ từ 4 - 6 tháng: Có thể cho ăn thêm, nhưng chỉ khi trẻ còn đói sau mỗi lần bú. Do trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu và dễ bị nôn, vì vậy cần nâng đầu trẻ cao khi cho bú.
 

trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: Trẻ vẫn cần được bú mẹ. Trẻ từ 6 tháng tuổi thì bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 - 2 bữa bột, từ loãng đến đặc dần, từ ngọt đến mặn. Thức ăn dặm cần đầy đủ và giàu dinh dưỡng. Nên cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày khi còn bú mẹ và 5 bữa khi đã ngừng bú. Bổ sung cho trẻ các loại hoa quả như chuối, đu đủ…
 

trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi: Cha mẹ không cho trẻ bú bình mà cho uống bằng thìa hoặc cốc. Trẻ ăn dặm 3 - 5 bữa mỗi ngày. Mỗi bữa khoảng một bát rưỡi các thức ăn đầy đủ thành phần. Cho trẻ ăn thêm hoa quả.
 

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: Cho trẻ ăn 3 bữa cùng với gia đình, với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo… Bổ sung thêm hoa quả vào bữa ăn của trẻ.
 

Lời khuyên bác sĩ

Bệnh tim bẩm sinh là một tật bệnh của tim có từ khi trẻ trong bụng mẹ. Sự chăm sóc của bố mẹ sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ bệnh tim bẩm sinh, điều này giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
 

Trẻ bị tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ mỗi tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 6 tháng, tùy theo chỉ định của bác sĩ. Cho dù sức khỏe của trẻ vẫn bình thường cũng nên đi tái khám theo đúng lịch hẹn, để bác sĩ đánh giá diễn tiến của bệnh, phát hiện sớm các biến chứng nếu có, cũng như điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho phù hợp với cân nặng tăng dần của trẻ.
 

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng khác thường nào dưới đây thì cần đưa trẻ đi khám lại ngay:
 

- Bú kém, ăn kém hơn hoặc bỏ bú, bỏ ăn, nôn ói.

- Trẻ sốt cao.

- Tiêu chảy.

- Quấy khóc liên tục, bứt rứt, vật vã, mệt lả, lơ mơ, li bì.

- Thở nhanh, khó thở, lồng ngực bị rút lõm, ho nhiều, da tím, xanh xao nhiều hơn, vã mồ hôi nhiều, chi lạnh… Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Phân biệt vàng da sơ sinh sinh lý và vàng da bệnh lý
Giải đáp thắc mắc về giấc ngủ lý tưởng dành cho trẻ
Tuân thủ được những nguyên tắc này, mẹ thoải mái tắm rửa sau sinh mà vẫn khỏe mạnh
Bí tiểu sau sinh: Làm sao để khắc phục điều này trong thời gian kiêng cữ
Giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Những cách giúp mẹ khắc phục khi đau vết mổ sau sinh 1 tháng
Bí quyết giúp mẹ kiểm soát tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh hiệu quả
Trẻ sơ sinh nằm sấp có nguy hiểm không? Những tác hại và lợi ích khi cho trẻ nằm sấp
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email