Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Con đường lây nhiễm và cách điều trị
Ngày cập nhật:  28/08/2022 09:17:22
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến. Đây là căn bệnh chỉ đứng sau viêm phổi về mặt tần suất mắc, gây ra viêm và tắc nghẽn trong lòng đường dẫn khí nhỏ, đường dẫn khí này dẫn không khí đến phế nang của hệ hô hấp.

1. Con đường dẫn đến viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ viêm tiểu phế quản cấp, chủ yếu là do virus. Trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV: Respiratory Syncytial Virus) chiếm hơn 50% các trường hợp, có thể gây thành dịch.

 

Tiếp đến là virus Adenovirus (10%): Bệnh cảnh viêm tiểu phế quản nặng nề hơn, kéo dài hơn và có khả năng diễn tiến thành viêm tiểu phế quản tắc nghẽn (đặc biệt các type 3,7,21).
 

Khi một chủng virus tấn công vào tiểu phế quản. Nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản phù nề, tăng tiết nhầy trong lòng ống thở, khiến không khí khó lưu thông vào và ra khỏi phế nang.
 

Tuy nhiên, theo nghiên cứu hầu hết các nguyên nhân viêm tiểu phế quản là do virus hợp bào (Respiratory Syncytial virus) gây ra.
 

RSV là một loại virus phổ biến, lây nhiễm ở mọi trẻ em dưới 2 tuổi. Các đợt bùng phát bệnh nhiễm virus RSV thường xảy ra ở mùa thu đông. Chính vì vậy, trẻ mắc bệnh sẽ truyền bệnh cho trẻ khác thông qua những giọt nước trong không khí khi bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, cũng có thể lây cho người khác bằng cách chạm vào các đồ vật sử dụng chung như khăn hoặc đồ chơi và sau đó người khỏe mạnh lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng thì sẽ bị lây bệnh.

Khi tác nhân vi sinh tấn công vào lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản gây phù nề, thoái hóa, hoại tử. Tăng tiết dịch, tăng độ nhầy, đặc biệt tập trung ở các tiểu phế quản gây tắc nghẽn. Một số vùng phế quản tổn thương sâu gây co thắt - tắc nghẽn và co thắt ở các tiểu phế quản làm xẹp phổi hay ứ khí phế nang. Hậu quả suy hô hấp do rối loạn thông khí, đe dọa tử vong.
 

 

 

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em: Con đường lây nhiễm và trẻ nào dễ mắc - Ảnh 2.

 

 

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới phổ biến.


2. Trẻ nào dễ mắc viêm tiểu phế quản cấp?

Một trong những yếu tố nguy cơ dễ mắc phải căn bệnh này là trẻ nằm trong vụ dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên do RSV.

  • Trẻ bị ốm do nhiễm virus trước đó (viêm mũi họng, viêm amidan, viêm VA…).
  • Tuổi nhỏ < 6 tháng.
  • Trẻ có tiền sử sinh non (đặc biệt dưới 32 tuần), suy hô hấp sơ sinh.
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh: Đặc biệt tim bẩm sinh có tím, tim bẩm sinh có kèm tăng áp lực động mạch phổi;
  • Bệnh phổi mạn tính: Dị tật đường hô hấp bẩm sinh, bệnh xơ nang phổi, loạn sản phế quản phổi…;
  • Trẻ suy giảm miễn dịch (bẩm sinh, mắc phải); Suy dinh dưỡng nặng;
  • Bất thường nhiễm sắc thể: Hội chứng Down; Bệnh lý thần kinh - cơ: Hội chứng Werdnig-Hoffman…
  • Bệnh lý gan mật mạn tính: Vàng da ứ mật bẩm sinh.
     

3. Cách phát hiện viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

Trong vài ngày đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tương tự như cảm lạnh, đó là hiện tượng viêm long đường hô hấp trên: Sổ mũi; Ngạt mũi; Hắt hơi; Ho, sốt nhẹ, vừa hoặc cao. Sau vài ngày hoặc một tuần hoặc lâu hơn, có thể có triệu chứng khó thở hoặc tiếng huýt sáo khi trẻ thở ra (thở khò khè). Nhiều trẻ cũng bị viêm tai giữa.

Dựa theo các triệu chứng và cần xét nghiệm test nhanh RSV và RSV realtime PCR để khẳng định (đối với virus hợp bào hô hấp). Việc chẩn đoán viêm tiểu phế quản còn để phân biệt với các bệnh khác:

  • Hen phế quản: Rất khó phân biệt với những cơn hen đầu tiên
  • Phế quản phế viêm do vi khuẩn kèm theo căng giãn phổi do tắc nghẽn lan tỏa.
  • Chèn ép khí phế quản từ ngoài vào (mạch máu, u)
  • Tắc nghẽn đường hô hấp ở trong: U, u mạch máu, hẹp khí quản
  • Dị vật đường thở
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Suy tim
  • Ho gà
  • Khó thở thứ phát sau nhiễm virus

Nếu viêm tiểu phế quản cấp không được điều trị và điều trị đúng có thể xảy ra biến chứng như: Suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, suy tim ở trẻ có sẵn bệnh tim trước đó, xẹp phổi, tử vong.
 

 

 

 

 

 

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em: Con đường lây nhiễm và trẻ nào dễ mắc - Ảnh 4.

 

 

Nếu viêm tiểu phế quản cấp không được điều trị có thể xảy ra biến chứng.

 


4. Điều trị trẻ viêm tiểu phế quản cấp

Về điều trị viêm tiểu phế quản thường kéo dài trong hai đến ba tuần, chủ yếu điều trị triệu chứng. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm dẫn đến viêm phổi và viêm phổi nặng. Các bà mẹ cần phải theo dõi những biến đổi về hô hấp của trẻ như khò khè tăng nhanh, sốt trên 38.5°C, thở nhanh theo lứa tuổi.
 

  • Nhịp thở từ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng tuổi
  • Nhịp thở từ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi.
  • Nhịp thở từ 40 lần/phút ở trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi.
  • Nhịp thở từ 30 lần/phút ở trẻ trên 5 tuổi.
     

Dấu hiệu thở gắng sức và thở nhanh là phản ứng bù trừ, nhưng cơ thể không thể duy trì tình trạng như này mãi. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể bị kiệt sức, suy hô hấp, nhịp thở dần chậm lại rồi ngưng thở.
 

Tóm lại: Viêm tiểu phế quản là bệnh hay gặp ở trẻ, hiện chưa có vaccine đặc hiệu cho các căn nguyên virus. Vì vậy, để phòng bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tiêm chủng theo lịch. Cần vệ sinh nhà cửa, nơi ở sạch sẽ và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa…
 

Khi chăm sóc trẻ cần che miệng khi ho và hắt hơi. Không sử dụng vật dụng sinh hoạt với trẻ khác, đặc biệt đối với những trẻ bị bệnh.
 

Người chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình cần thường xuyên rửa tay (sát khuẩn tay) kể cả trẻ em. Ngoài ra, cần cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để có hệ miễn dịch tốt.

 

suckhoedoisong.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những dấu hiệu phổ biến ở da trẻ sơ sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu ý
Thoát vị rốn sơ sinh: Dấu hiệu và những điều cha mẹ cần biết
Phụ nữ sau sinh nên ăn quả gì và ăn bao nhiêu là đủ?
Trang bị kiến thức về các bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ nhỏ
Điều trị táo bón sau sinh tại nhà mang lại tác dụng nhanh chóng
Giải đáp thắc mắc: Mẹ cần chú ý những gì sau khi sinh con?
Mẹ cần tránh 5 sai lầm này khi rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm
Mách mẹ cách trị đái dầm cho trẻ hiệu quả, an toàn không cần dùng thuốc
Mẹ cần làm gì để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thật khoa học?
Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email