Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con
Ngày cập nhật:  11/12/2019 16:35:08
Có 3 lý do để các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối mà nhiều người vẫn hiểu lầm.
 
 
Hầu hết các mẹ đều biết rằng nêm muối vào đồ ăn dặm của con là không tốt nhưng vì xung đột với ông bà khi chăm sóc con cái nên vẫn "tặc lưỡi" để con ăn những bát cháo có nêm nước mắm, nêm muối. Quan niệm của đa số thế hệ trước là "Cho trẻ ăn nhạt thế sao nó nuốt nổi", "Nêm mắm muối vào mới vừa miệng chứ"...

Trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã bắt gặp không ít trường hợp trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối. Bác sĩ Sang kể: "Chiều nay, khi đang khám cho 1 bé 10 tháng viêm phổi, tôi vô tình thấy bà ngoại mang hộp đồ ăn dặm vào, mở nắp ra cho nguội. Tôi ngửi thấy mùi nước mắm nêm thơm lừng. "Cho hỏi hộp này nấu cho con đúng không bà?". "Dạ. Đúng rồi bác", bà trả lời. "Bà có nêm nước mắm đúng không?", "Dạ bác", "Ôi trời. Sau này đừng nêm nữa nha. Trẻ dưới 12 tháng không nêm muối hay nước mắm vào đồ ăn".
 
 
 
Và đây là những lý do bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng tuổi:
 
Thứ nhất, thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt.
 
Chức năng thận của trẻ em chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 tuổi. Nghĩa là nếu như con bạn dưới 12 tháng tuổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận, thận trẻ con chưa lọc nổi muối, việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể, trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp....
 
Thứ hai, quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Đừng bao giờ áp dụng chế độ ăn người lớn cho con nít. Chúng ta hay nêm muối vào thức ăn vì đó là 1 trong 5 vị căn bản để giúp thức ăn ngon hơn. Một nồi canh nhạt nhẽo sẽ chẳng người trưởng thành nào nuốt nổi nhưng với trẻ con là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như bạn thử uống sữa mẹ sẽ thấy nó lợ lợ và tanh đến nỗi nôn ói ra. Nhưng trẻ con vẫn bú 100% mỗi ngày và cao lớn đó thôi.
 
Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn là vậy.
 
 
 
Thứ ba, quan niệm nêm muối cho trẻ thêm cứng cáp là càng sai thêm. Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Và Việt Nam ta là một trong những nước ăn mặn khủng khiếp!
 
Trẻ dưới 12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày, nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng Nacl này đã có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây... Việc nêm muối chỉ làm thận con bạn trở nên quá tải và nó phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu. Thận chỉ thực sự hoàn thiện chức năng sau 3 tuổi.
 
Khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau:
 
- Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4gr Natri) (1g muối chỉ bằng 1/6 thìa cà phê)
- 1 đến 3 tuổi: 2g muối/ngày (0.8g Natri)
- 4 đến 6 tuổi: 3g muối/ngày (1.2g Natri)
- 7 đến 10 tuổi: 5g muối/ngày (2g Natri)
- Trên 11 tuổi: 6g muối/ngày (2.4g Natri)
Theo như khuyến cáo trên thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày mà thôi.
 
Tóm lại:
 
1. Thận trẻ chỉ thực sự trưởng thành sau 3 tuổi.
 
2. Nêm muối cho bé dưới 12 tháng tuổi là sai.
 
 
 
3. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai.
 
4. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ cứng cáp càng sai.
 
5. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con uống nhiều nước và nôn trớ sau đó.
 
6. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con biếng ăn và sợ ăn cháo.
 
7. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu nồi cháo khoa học cho chính con mình.
 
Afamily
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email