Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?
Ngày cập nhật:  10/12/2019 09:39:47
Theo thống kê, có tới 90% chị em bị giảm trí nhớ sau sinh. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện ở 6 tháng cuối thai kỳ và có thể kéo dài đến 3 tháng sau sinh nở. Vậy suy giảm trí nhớ sau sinh có gây nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục được tình trạng này?


Suy giảm trí nhớ sau sinh là gì? 
 
Suy giảm trí nhớ hay còn gọi là chứng mất trí, lẫn, đãng trí là tình trạng ghi nhớ thông tin của não bộ bị giảm dần, tình trạng này thường gặp ở người già và những phụ nữ sau khi sinh, dù là sinh mổ hay sinh thường.

 
 

Chứng suy giảm trí nhớ sau khi sinh khiến chị em phụ nữ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả mọi thứ, làm trước quên sau, hay mất đồ, để quên đồ, rất khó tập trung và ghi nhớ, kể cả những thứ đơn giản trong sinh hoạt thường ngày. Điều này khiến chị em cảm thấy mặc cảm,  thiếu tự tin, thậm chí là stress với độ đãng trí của bản thân mình trong công việc cũng như khi chăm sóc con.

Nguyên nhân chủ yếu gây giảm trí nhớ sau sinh?
 
Trong 6 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng trước khi sinh, hormone nội tiết tố Estrogen tác động mạnh mẽ lên não bộ người mẹ. Hormone này tăng cao trong quá trình mang thai rồi đột ngột giảm dần sau khi sinh khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi khiến hoạt động của não bị trì trệ.

Một số trường hợp gây ứ não, phù nề dẫn tới chứng hay quên, kém trí nhớ. Ảnh hưởng này thường kéo dài thêm khoảng 3 tháng sau khi sinh. Đây chính là nguyên nhân chính gây giảm trí nhớ sau sinh của chị em.

 
 
Ở phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, tình trạng giảm trí nhớ sau sinh càng nặng nề hơn. Mức độ suy giảm trí nhớ đối với mỗi người cũng khác nhau tùy vào sự suy giảm của hormone và khả năng đáp ứng ở mỗi cá thể. Nếu cơ thể bị giảm quá nhiều estrogen và không được bổ sung kịp thời, phụ nữ còn có nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ khi đến độ tuổi tiền mãn kinh.

Giảm trí nhớ sau sinh có nguy hiểm không?
 
Không ít chị em phát khóc vì sinh xong, “não” mình tự nhiên trôi đâu mất. Tuy nhiên, khi hormone này ổn định, trí nhớ các mẹ sẽ được phục hồi và bình thường trở lại. Hiện tượng suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và có thể tự khỏi, nên hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, sau khi sinh, tâm lý của người mẹ luôn căng thẳng và lo lắng vì phải làm quá nhiều việc. Việc suy nhược, thiếu ngủ và thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cũng khiến cho chứng suy giảm trí nhớ sau sinh ở phụ nữ trở nên nặng hơn, nhất là khi họ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài.

Cách khắc phục tình trạng “quên trước, quên sau”
 
Để khắc phục tình trạng giảm trí nhớ sau sinh, các mẹ nên lưu ý các hoạt động sau:

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn
 
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện trí nhớ nhưng nhiều mẹ lại thường bỏ quên. Hãy dành thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày và tranh thủ ngủ sớm vào buổi tối.  Một chút tinh dầu trong phòng sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn khi ngủ.

 
 
Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học, không nên làm quá nhiều việc một lúc. Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn nên thường xuyên ngâm chân trong nước nóng với các loại thảo dược, thuốc bắc có lợi cho sức khỏe. Ngâm chân giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn và giúp cải thiện tình trạng mất trí nhớ.

Ăn uống dinh dưỡng và khoa học
 
Hãy chọn các thực phẩm có lợi cho trí nhớ như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, rau bina, các loại ngũ cốc, cá hồi , trứng,…

Bên cạnh đó, đừng quên chọn các loại thực phẩm giàu chất estrogen tự nhiên như đậu nành, hạt điều, đậu phộng, hạt vừng và hạt hướng dương,…

 
 
Hạn chế uống nhiều bia rượu, chè đặc, cà phê và hút thuốc lá, vì đây là các chất có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới dinh dưỡng thần kinh, dễ gây mất ngủ, gây nghiện, làm suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất ngọt nhân tạo.

Tập thể dục cùng người thân
 
 
 
Hãy dành thời tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Các bài thể dục đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để máu được lưu thông tuần hoàn lên não. Bạn có thể cùng tập thể dục với người thân và tận dụng thời gian đó để chia sẻ, tâm sự những khúc mắc trong lòng. Giải tỏa tâm lý cũng là một cách giúp mẹ giảm nguy cơ bị trầm cảm, một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ sau sinh.

Vì sao phụ nữ bị giảm trí nhớ sau sinh và làm sao để khắc phục tình trạng này?

Giảm trí nhớ sau sinh chỉ là hiện tượng tạm thời và nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, đừng chủ quan mà hãy luôn để ý đến sức khỏe của bản thân. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc quá nhiều.
vn.theasianparent.com
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Bé 3 tuổi bị viêm amidan có nguy hiểm không? Nên xử lý thế nào?
Chữa đái dầm cho trẻ 4 tuổi trở lên ra sao? 4 Bí quyết bố mẹ nên áp dụng
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em: Bệnh viêm phổi ở trẻ có lây không? Cách chăm trẻ bị viêm phổi sao cho đúng
7 quan niệm sai lầm trong ăn uống sau sinh nhiều mẹ Việt vẫn răm rắp nghe theo
10 mẹo cực lợi hại khi cho con bú, chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên bỏ qua
Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì?
Những vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Những điều cần biết về lao màng phổi
Sau đẻ thường, đây là những vấn đề mẹ nào cũng lo ngay ngáy
6 loại thực phẩm giúp mẹ dồi dào sữa nuôi con
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email