Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ
Ngày cập nhật:  06/11/2012 16:00:20
Mút tay là một trong những biểu hiện tâm sinh lý của bé trong quá trình phát triển, nhưng hành động này lại khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và đặt ra câu hỏi: “Vì sao bé mút tay, phải làm gì để trị bé mút tay?“.


Mút tay – con dao hai lưỡi

Nhiều trẻ nhỏ có thói quen mút ngón tay. Đây là một trò chơi giúp trẻ thư giãn, thoải mái bắt nguồn từ phản xạ bẩm sinh mút “ti” mẹ. Ở đa số trường hợp, thói quen này dần dần mất đi, nhưng một số trẻ vẫn “cố” duy trì nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời.

Chị Ngọc Thúy (32 tuổi, Võ Thị Sáu, Hà Nội) chia sẻ rằng bé Bi rất hay mút tay từ khi sinh ra. Ban đầu chị nghĩ đó cũng chỉ là một biểu hiện bình thường, chị yên tâm rằng thói quen mút tay sẽ tự dừng ở tuổi lên 2 thế nhưng Bi vẫn còn mút tay khi mới đây vừa tròn 4 tuổi.

Chị Thúy rất lo lắng sau khi nghe thông tin mút tay nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn tính cách. Tâm trạng lo lắng của chị cũng giống suy nghĩ của nhiều ông bố bà mẹ có trẻ nhỏ.
Mẹo nhỏ giúp mẹ trị tật mút tay ở trẻ - Chăm sóc bé - Cẩm nang chăm sóc trẻ - Chăm sóc trẻ em
 



Tật mút tay ở trẻ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc “an thần” khi bé mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.

Vậy, bạn cần làm gì lúc này?

Xác định nguyên nhân

Ngay từ nhỏ, bạn có thể trò chuyện, lắng nghe để tìm hiểu nguyên nhân khiến bé có hành động này. Mút tay có nhiều nguyên nhân, đó là hành vi khám phá cơ thể bằng các giác quan (khứu giác và vị giác).

Khi bé mút tay có thể do tay bé đang ở trạng thái “nhàn rỗi” quá chẳng biết làm gì, chẳng biết chơi gì, chẳng ai nói chuyện cùng thế nên bé sẽ “mút mát” cho đỡ buồn.

Những lúc buồn thỉu buồn thiu, những khi bị bố mẹ la mắng, khi bé đói, rồi khi mẹ có em bé, bé bị “ra rìa”… bé sẽ mút tay cho tâm trạng thoải mái.

Trị tật mút tay ở trẻ

Giải thích nhẹ nhàng cho bé

Để con từ biệt tật “mút mát”, bố mẹ cần năng trò chuyện để tìm hiểu tại sao bé mút tay. Bạn hãy giải thích cho bé hiểu “mút tay là xấu xí” và “nếu ngừng mút tay, bé sẽ xinh đẹp hơn rất nhiều”.

Cho bé thấy mình trong gương

Đây là phương pháp mà chị Nhi Linh (Bạch Đằng, Hà Nội) áp dụng khi bé mút tay. Khi bé Sun (26 tháng) “mút mát”, chị lôi ra cái gương và cho bé chiêm ngưỡng dung nhan mình trong đó.

Rồi chị phân tích: “Sun thấy không? Bình thường Sun xinh bao nhiêu, con nhìn xem, con mút tay thật là không xinh chút nào. Eo ơi, nước dãi chảy kìa…”.

Vài lần chê bai Sun, thế rồi một ngày đẹp trời, bé “bái bai” luôn tật mút tay đấy.
“Dọa” bé

Bạn có thể phân tích với bé rằng, mút tay sẽ đưa trực tiếp vi khuẩn vào miệng, hơn nữa là việc bé sẽ bị bạn bè trêu vì “lớn rồi” còn “mút mát”.

Khiến bé bận rộn

Bé thường mút tay vào những lúc rảnh rỗi không biết làm gì, vì vậy bạn cần làm cho bàn tay của bé luôn bận rộn bằng cách cho con chơi đồ chơi nào đó.

Ôm gấu bông đi ngủ

Mút tay khi ngủ là thói quen khó bỏ của bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen ngủ mà không “mút mát”. Bạn có thể cho bé ôm một con thú bông hoặc một cái gối ôm mềm mại để bé phải khó khăn nếu muốn mút tay ban đêm.

Khen ngợi sự thay đổi

Khi thấy bé có diễn biến tốt, bạn cần khen ngợi để bé ý thức được tầm quan trọng khi mình “nói không với mút mát”. Khen ngợi đúng lúc là cách tuyệt vời để thúc đẩy sự hợp tác của bé.

Bạn cũng cần lưu ý rằng, nếu mỗi lần khuyên bé không mút tay thành công, bạn lại khen thưởng thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện tật xấu này cho bé sẽ sớm hoàn thành trước thời hạn. Ngoài khen ngợi bạn cũng có thể dành cho bé một phần thưởng nho nhỏ để động viên.
 

meyeucon.org
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh suyễn ở trẻ
Bí kíp tránh đầy hơi cho bé bú bình
Một số bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra
Sữa mẹ và những điều có thể bạn chưa biết
5 cách giảm đau cho bé lúc mọc răng
Chuẩn bị đồ ăn cho bé yêu khi ra ngoài
Nước ép trái cây: bé dùng thế nào cho hiệu quả?
Bã trà - thuốc trị muỗi đốt cho bé
Mẹ trầm cảm có suy nghĩ hại con
Để không bị thiếu ngủ khi đang nuôi con mọn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email