Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Mẹ trầm cảm có suy nghĩ hại con
Ngày cập nhật:  03/05/2012 18:04:51
Hiểu biết về trầm cảm sau sinh là bước quan trọng giúp người mẹ nhanh hồi phục và khỏe mạnh.


Không ít người mẹ bị chứng trầm cảm hoặc rối loạn tâm trạng khác sau sinh. Hiểu biết về trầm cảm sau sinh là bước quan trọng giúp người mẹ nhanh hồi phục và khỏe mạnh sau sinh.

‘Cơn buồn thoáng qua’ sau sinh'

Khoảng 80% người mẹ xuất hiện “cơn buồn thoáng qua sau sinh”. Tức là trong vòng vài tuần đầu tiên sau sinh, người mẹ có những thay đổi trong tâm lý; chẳng hạn, bạn rất mau nước mắt, mệt mỏi và có cảm giác kiệt sức... Những triệu chứng này thường biến mất trong vòng một vài ngày và không phải là chứng trầm cảm sau sinh.
 

Theo Tổ chức hỗ trợ sau sinh quốc tế, có tới 15-20% người mẹ bị trầm cảm sau sinh. (Ảnh minh họa).



Hiều về trầm cảm sau sinh

Theo Tổ chức hỗ trợ sau sinh quốc tế, có tới 15-20% người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Trong khi nhiều người nghĩ, xu hướng bị trầm cảm sau sinh thường là 6 tuần đầu tiên thì các nghiên cứu khẳng định, triệu chứng của trầm cảm sau sinh có thể xảy ra trong vòng 12 tháng sau sinh. Các triệu chứng có thể gồm:

- Cảm giác giận dữ, khó chịu.

- Thiếu quan tâm tới em bé.

- Giảm sự ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.

- Hay khóc và hay buồn.

- Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tuyệt vọng.

- Mất niềm vui và mất sự quan tâm tới những điều trước đây bạn thích.

- Có suy nghĩ làm hại tới con hoặc chính bạn.

Nhóm nguy cơ: Nếu bạn có tiền sử trầm cảm hoặc lo âu thì bạn có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh. Nên nói chuyện với bác sĩ trong thời gian mang thai nếu bạn có tiền sử mắc bệnh gì đó hoặc có rối nhiễu tâm lý.

Điều trị

Nếu bạn được chẩn đoán là mắc trầm cảm sau sinh, bạn và bác sĩ sẽ cùng trao đổi về quá trình trị liệu tốt nhất cho bạn. Điều này có thể gồm trị liệu tâm lý, thuốc hoặc nhập viện trong trường hợp nặng.

Quan trọng là bạn cần nhanh chóng tìm sự giúp đỡ nếu tâm trạng thất thường, nằm ngoài kiểm soát của bạn. Tuyệt đối không nên xấu hổ hoặc che giấu cảm xúc của bản thân.
 

eva.vn
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Để không bị thiếu ngủ khi đang nuôi con mọn
Thiếu hơi cha mẹ, con gầy yếu
Tự chăm sóc bản thân sau sinh nở
Bệnh trẻ em thường gặp mùa nắng nóng
Những việc làm có thể gây hại cho bé
Bổ sung dầu ăn cho trẻ như thế nào?
Bị sản hậu vì "gần chồng" sớm sau sinh?
3 dạng trí thông minh cần được chú trọng phát triển ở trẻ
Những hành vi không nên cấm bé
Bệnh Tay - Chân - Miệng ở trẻ em
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email