Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
9 cách đoán biết bà bầu sẽ sinh đôi
Ngày cập nhật:  24/06/2010 10:18:09
Khi mang thai, người phụ nữ luôn có cảm giác hồi hộp lo âu về thai nhi đang lớn dần trong bụng mẹ. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, người mẹ có thể biết sớm về tình trạng thai nghén của mình để ổn định về tâm lý nhất là khi người mẹ linh cảm mình đang có thai đôi.

Theo các chuyên gia, nếu sinh đôi, người mẹ tương lai trải qua thời kỳ thai nghén như sau:

1. Thông thường có thể cảm nhận từ đầu rằng bạn sẽ có nhiều hơn một em bé. Đừng bỏ qua những cảm xúc của trái tim hay trực giác. Nhiều bà mẹ tương lai của các cặp song sinh cho biết họ đã nhận thấy từ rất sớm rằng họ sẽ có nhiều hơn một em bé.

2. Nói chung, nếu một người phụ nữ mang thai có dấu hiệu như chóng mặt, bụng khó chịu, cảm thấy không thoải mái, thậm chí hay nôn mửa vào buổi sáng… Thế nhưng nếu là sinh đôi, bạn thường sẽ còn khó chịu hơn gấp bội, cụ thể là vào buổi sáng đến tối. Thậm chí suốt cả ngày.

3. Dấu hiệu mang thai rõ rệt hơn và thường bị xem là phóng đại. Nhiều bà mẹ tương lai của các cặp sinh đôi nói rằng họ cảm thấy khó chịu, rất buồn nôn, và rất nhanh kiệt sức. Dù sao, các triệu chứng của thai kỳ mạnh mẽ hơn, và các bà mẹ sinh đôi thường bị những người xung quanh cho là cường điệu thái quá sự mệt mỏi của thai nghén.
Trong thực tế, tất cả đều là do sự tuần hoàn vượt mức thông thường của hormone trong cơ thể. Ngực của bà bầu trở nên rất nhạy cảm, đi tiểu thường xuyên hơn, cảm thấy đói cả ngày và cảm thấy rất mệt mỏi. Khi bào thai bắt đầu sáu tháng tuổi, có thể người mẹ rất khó thở, bụng cảm thấy rất nặng, tay chân sưng phù hơn, tăng cân rất nhiều (không bình thường), bụng rất lớn, và thai nhi di chuyển rất nhiều bởi chúng cảm thấy khá chật chội vì phải chia không gian trong bụng của người mẹ ra làm đôi. Nói chung, mẹ của các cặp song sinh hay bị thiếu máu hay hàm lượng sắt thấp của chất.


4. Trọng lượng tăng nhanh trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tăng cao hơn trọng lượng trung bình của bà mẹ mang thai một em bé. Những triệu chứng này có thể được gọi là dấu hiệu đầu tiên có nhiều hơn một em bé.  Nếu rất thèm ăn, có nghĩa là không có vấn đề gì, bởi vì dinh dưỡng tốt cho bào thai là rất cần thiết trong ba tháng đầu của thai kỳ.

5. Kích thước bụng của người mẹ và tuổi tác của thai nhi. Trong lần kiểm tra đầu tiên, bác sĩ có thể nói rằng bụng lớn hơn tuổi thai nhi thông thường. Bạn mang thai 8 tuần (tính từ ngày cuối cùng của kỳ kinh nguyệt), nhưng nếu nhìn bằng mắt thường, bác sĩ bảo bụng của bạn như là ở độ tuổi từ 10-12 tuần của thai kỳ.
Nếu tình hình như thế này, bạn được khuyến khích siêu âm để theo dõi tình hình bào thai. Nếu trong thực tế có nhiều hơn một em bé, kích thước bụng của người mẹ sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn. Nếu mang thai một em bé, độ cao bụng là từ 38 đến 40 cm, bắt đầu từ xương mu, trong khi nếu mang thai song sinh, độ cao đó có thể đạt 48 cm.

6. Khi bác sĩ cho biết, AFP của bạn cao. Alpha fetoprotein protein- AFP do bào thai tiết ra tại thời điểm tăng trưởng và cũng có trong máu của người mẹ. Lượng protein này cao vì có nhiều hơn một em bé. Xét nghiệm AFP trong máu thông thường được thực hiện 16-18 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Xét nghiệm này thường để xác định có thai song sinh hay không.

7. Các bác sĩ cho biết mức độ HCG (Human chorionic gonadotrophin) của bạn tăng rất nhanh. HCG là một hormone do trứng được thụ tinh sản sinh ra. Hormone này cần thiết để duy trì thai kỳ cho đến khi nhau thai phát triển. Hormone này có thể được phát hiện trong máu hoặc nước tiểu ngay cả trước khi bạn ngừng kinh nguyệt.
Trong thai kỳ bình thường (thai một em bé), nồng độ trong máu của HCG tăng nhanh trong những tuần đầu của thai kỳ, tăng gấp đôi mỗi hai hoặc ba ngày. HCG có thể cao hơn nữa nếu người mẹ mang thai hai em bé.

8. Từ ống nghe của bác sĩ, phát hiện hai nhịp đập của tim bé. Hai nhịp đập tim đồng thời có thể được phân biệt bởi một công cụ đặc biệt mà bác sĩ sử dụng sau khoảng 12 tuần của thai kỳ. Khoảng 28 tuần của thai kỳ, đã có thể xác định được rõ ràng nếu có hai thai nhi.

9. Cách cuối cùng tiến sĩ Michael Zemel đề nghị là siêu âm. Công cụ này sẽ xác định có hai túi thai, hai bào thai, và hai nhịp đập tim có thể được phát hiện thấy sáu tuần sau kết thúc kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, việc mang thai đôi có thể được chẩn đoán sớm hơn, đó là khoảng 1-5 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
 

Theo VTC
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Khi mang thai phụ nữ phải kiêng kị những gì?
Khắc phục chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai
Chăm sóc sức khỏe bà bầu khi đông về
Tê ngón tay khi mang thai
Món ăn, bài thuốc dưỡng thai, an thai
Đau ngực khi mang thai
4 chất bổ não thai nhi
Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email