Bạn sẽ không biết trẻ bị dị ứng với loại hạt nào nếu không cho chúng ăn thử. Vì vậy, nên bổ sung một lượng nhỏ các loại hạt vào khẩu phần ăn của trẻ và quan sát phản ứng của trẻ sau đó. Dần dần bạn có thể tăng lượng hạt lên theo từng bữa.
Không ai thích bị kiểm soát, ngay cả trẻ nhỏ cũng vậy. Thay vì bạn yêu cầu trẻ chơi ở nơi bạn có thể nhìn thấy thì hãy nói với trẻ nên chơi ở nơi chúng có thể nhìn thấy cha mẹ. Như vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy yêu cầu của cha mẹ là sự lựa chọn chứ không phải mệnh lệnh.
Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ trẻ khi tham gia giao thông nhưng không phải đứa trẻ nào cũng hiểu điều đó. Chúng có thể cảm thấy khó chịu khi phải đội mũ bảo hiểm. Bạn nên khuyến khích sự tự tin của trẻ bằng cách khen chúng đội mũ bảo hiểm đẹp. Những lời khen ngợi của người lớn có thể khiến trẻ tự giác đội mũ bảo hiểm ở những lần sau.
Những đứa trẻ khi bị lạc cha mẹ thường hoảng sợ, la khóc, ai hỏi gì cũng không nói. Cha mẹ nên dạy con nếu rơi vào tình huống như vậy thì nên tìm đến nhân viên an ninh và công an. Hoặc trẻ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn ở xung quanh, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ. Đây là những người có thể tin tưởng được và biết cách khiến trẻ bình tĩnh hơn khi đi lạc.
5. Thắt dây an toàn cho trẻ khi đi ô tô
Khi cài dây an toàn cho trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh dây sao cho vừa văn với cơ thể của trẻ, đảm bảo trẻ không thể vươn người nắm lấy thứ gì đó ngoài xe.
6. Bảo vệ con khỏi rủi ro bằng cách dạy trẻ cách thoát nạn khi gặp sự cố cháy nổ
Nếu chỉ dạy trẻ bằng lý thuyết thì khi sự cố xảy ra trẻ khó có thể xử lý tình huống kịp thời. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con bằng những tình huống cụ thể. Như vậy thì trong trường hợp khẩn cấp trẻ có thể đưa ra hành động đúng.
7. Chụp ảnh con trước khi đến chỗ đông người
Khi đưa con đến chỗ đông người, cha mẹ nên chụp ảnh cho con trước. Như vậy, bạn sẽ có bức ảnh mới nhất, chính xác nhất về bề ngoài của con. Phòng trường hợp nếu trẻ đi lạc thì có thể đưa bức ảnh cho cảnh sát và dựa vào đây cảnh sát sẽ tìm trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn.