Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Những lời khuyên luôn đúng
Ngày cập nhật:  06/02/2012 10:04:54
Có những lời khuyên dành cho thai phụ theo thời gian sẽ không còn đúng nữa với những phát hiện mới của y học, và các bà mẹ hiện đại luôn cần cập nhật những thông tin mới nhất cho mình.


 



Tuy vậy, những lời khuyên dưới đây được cho là “luôn luôn đúng” và đã trở thành cẩm nang cho mọi bà mẹ mang thai.

Nếu bạn có hút thuốc lá, hãy bỏ ngay! Khi bạn đốt thuốc, em bé trong bụng cũng đang hút thuốc, và hành động này dẫn đến hàng loạt các biến chứng như sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sảy thai, dị tật bẩm sinh, và thai chết lưu. Những em bé ra đời từ các cặp bố mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai có nguy cơ đột tử khi ngủ cao gấp 3 lần.

Kiêng đồ uống chứa cồn. Không lượng cồn nào được cho là an toàn đối với thai phụ vì chất cồn sẽ chuyển qua nhau thai và có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nguy cơ sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 sau kỳ kinh cuối của bạn, nhưng một khi bạn mang thai, hãy kiêng bia rượu hoàn toàn.

Làm “chuyện ấy”. Miễn là bác sĩ của bạn cho là ổn, hãy thoải mái với “chuyện ấy”. Đó là cách để bạn và bạn đời gắn kết với nhau, vì khi em bé ra đời, mối quan hệ vợ chồng của bạn sẽ gặp thách thức lớn đấy.

Ăn hải sản có chọn lọc. Cá là nguồn cung cấp tuyệt vời đạm sạch và nhiều chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn cá hồi chứa axit béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Dù vậy, một số loài cá lại chứa thủy ngân và các chất ô nhiễm khác. Thai phụ cần tránh ăn các loại cá biển lớn như cá mập, cá ngừ…

Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại dược phẩm đang sử dụng cho bác sĩ sản phụ. Bất kể bạn uống thuốc gì, em bé trong bụng bạn cũng dung nạp thuốc cùng với bạn. Dùng thuốc quá liều có thể gây hại cho bé, tương tự với một số loại thuốc đặc trị, thảo dược hoặc thậm chí là kem dưỡng da. Bạn cần phải cho bác sĩ sản phụ của mình biết chi tiết bạn đang sử dụng các loại thuốc và kem bôi ngoài da nào – kể cả mỹ phẩm – để được tư vấn kỹ càng.

Uống vitamin tiền sản. Hãy cố gắng uống vitamin dành cho thai phụ, dù là bạn cảm thấy rất khó khăn để nuốt chúng trong khi đang ốm nghén. Nếu bạn vẫn không thể nuốt được những viên thuốc này, có thể bác sĩ sẽ cho phép bạn uống cốm hoặc kẹo vitamin dành cho trẻ em để thay thế.

Vận động trong những chuyến đi dài. Dù là bạn mệt mỏi hơn người khác nhiều, nhưng trong những chuyến đi dài trên ôtô, tàu hỏa hay máy bay, bạn nên đứng dậy, duỗi người hoặc đi lại mỗi vài giờ. Ngồi yên một chỗ quá 4 giờ có thể tăng gấp đôi nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, những cục máu vón còn có thể dẫn đến tắc mạch phổi.

Tránh ngâm bồn nước nóng. Hành động tận hưởng và thư giãn này lại không hề tốt khi bạn mang thai vì nếu thân nhiệt của bạn vượt quá 38.8 độ C, sự phát triển của thai nhi có thể bị gián đoạn. Tắm bồn nóng mỗi tuần có thể gia tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai.

Bỏ qua thức ăn sống, tái, chưa được tiệt trùng hoặc chế biến. Xúc xích, thịt nguội và nước trái cây hoặc sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria có khả năng gây tử vong cho thai nhi. Tuy nhiên, nước trái cây và sữa đã tiệt trùng được xem là an toàn cho thai phụ.

Tiêm phòng cúm. Khi bạn mang thai, bệnh cúm có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm, thậm chí là de dọa tính mạng đối với thai phụ. Các bà mẹ mang thai cần được tiêm phòng cúm cẩn thận vì việc làm này giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé, thậm chí còn giúp bé được bảo vệ khỏi bệnh cúm đến 6 tháng tuổi.

 

Theo American Baby / Webtretho
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những lợi ích của việc bầu bí
Chửa ngoài dạ con - Một tai biến nguy hiểm
Đẻ tự nhiên luôn tốt cho mẹ và bé
Các liệu pháp điều trị ung thư không làm tăng thêm nguy cơ sinh con dị tật
Giữ gìn "bộ máy vàng"
Kiểm tra sức khoẻ trước khi thụ thai
Cần đến bệnh viện để chờ sinh trong trường hợp nào?
Thai ngoài tử cung và những vấn đề có liên quan
Cách tự theo dõi và bảo vệ thai
8 thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email