Việc sinh đẻ liên quan đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi nên rất cần được coi trọng. Những thai phụ sinh lần đầu sẽ có thể phải chờ 2-3 ngày mới hoàn thành được việc này. Sau 37 tuần mang thai, nếu thấy xuất hiện đỏ âm đạo, chảy dịch âm đạo, đau bụng, tốt nhất là nên đến bệnh viện để chờ sinh.
|
Các trường hợp sau cần chờ sinh ở bệnh viện:
- Sản phụ có huyết áp tăng cao kèm theo phù chân, đặc biệt là khi thai phụ đột nhiên thấy đau đầu, tức ngực. Để tránh phát sinh co giật, nên đưa thai phụ đến bệnh viện để chờ sinh.
- Trước khi chuyển dạ, thai phụ bị xuất huyết âm đạo với lượng máu khá lớn và đau.
- Trước khi sinh, bà bầu đã đi khám và phát hiện thấy ngôi thai không bình thường như: ngôi ngang, ngôi mông…
- Thai phụ bị các bệnh nội khoa tổng hợp trong thời kì mang thai như: bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận…
- Thai phụ có chiều cao không đến 150cm, hay chẩn đoán trước khi sinh là có xương chậu nhỏ.
- Thai phụ thường có tiền sử mang thai không tốt như sinh non, thai chết, khó sinh hay đẻ mổ.
- Thai phụ trước đây có tiến sử xuất huyết sau sinh.
- Thai phụ có tuổi đời lớn hơn 35 hoặc nhỏ hơn 20.
Công tác chuẩn bị cho em bé trước khi chào đời
Khi chào đón đứa con ra đời, bên cạnh niềm vui và sự mong đợi, các bà mẹ cũng cần chú ý thực hiện một vài công tác chuẩn bị cho em bé sắp ra đời.
Ăn mặc
- Quần áo: Bạn nên chú ý chọn các loại quần áo cho trẻ sơ sinh có chất liệu hút nước mạnh, vải bông xốp, mềm mại là tốt nhất. Nên chuẩn bị 2-3 cái áo để tiện cho việc thay giặt. Yêu cầu áo phải có kích thước rộng, kiểu dáng tốt nhất là buộc dây để dễ mặc, dễ cởi và không làm trầy xước da của trẻ.
- Tã lót nên dùng loại vải bông có tính hút nước mạnh, màu nhạt, mềm mại. Bạn cần chuẩn bị cho bé yêu khoảng 40 miếng tã lót 50cm. Khi dùng tã lót nên xếp thành hình tam giác, tã xếp rộng khoảng 7-8cm, đệm lót dầy 3-5 lớp. Đệm lót xong đặt từ mông đến giữa hai chân. Không nên để quá rộng vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chân của trẻ.
- Mùa đông nên chuẩn bị chăn bông nhỏ rộng 2-7 thước, dài 3 thước. Mùa hè và mùa thu các mẹ có thể cho bé dùng chăn kép, thảm tơ hay khăn bông nhỏ.
Dụng cụ cho bé bú
- Nồi sữa: Chuẩn bị một cái nồi có quai.
- Bình sữa: Tốt nhất là chai thuỷ tinh thẳng bởi vì chế phẩm từ thuỷ tinh không có mùi lạ, dễ khử trùng, dễ quan sát, dễ cọ rửa và khá dễ làm nóng.
- Núm vú: Chuẩn bị 10 cái núm vú. Bạn có thể dùng dao lam hay kéo cắt một lỗ nhỏ ở mặt bên miệng núm vú. Sau đó đặt bình sữa nghiêng 45 độ, kiểm tra xem độ lớn nhỏ của lỗ có thích hợp không. Nếu chất lỏng trong bình có thể chảy từng giọt liên tiếp, thì cho thấy độ lớn nhỏ cảu lỗ thích hợp. Khi dùng, lỗ của núm vú hướng xuống dưới, lỗ quá lớn sẽ làm cho trẻ bị sặc, quá nhỏ sẽ làm cho trẻ ăn vội, ăn nửa chừng sẽ khiến trẻ mệt, chưa no đã đi ngủ. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này sẽ khiến trẻ tiêu chảy do tiêu hoá không tốt và thiếu chất dinh dưỡng.
- Bàn chải cọ bình sữa: Các mẹ nên chọn cnhững bàn chải có độ đàn hồi tốt, chuyên dùng để cọ bình sữa.
- Ống giữ ấm: Ủ ẩm sữa để dùng vào ban đêm.
- Bình thuỷ tinh lớn có nắp chứa núm vú sau khi khử trùng
- Khay trà: Chứa tất cả các dụng cụ ăn uống, chuẩn bị tấm vải để che đậy.
Dụng cụ tắm rửa chuyên dùng cho trẻ sơ sinh
Một chậu rửa mặt lớn dành riêng cho trẻ sơ sinh, một khăn tắm, khăn lông nhỏ, xà bông tắm cho trẻ…
Cho cồn vào một chai nhỏ, dùng để khử trùng cuống rốn và rốn, chuẩn bị bông khử trùng dùng khi bôi cồn.
Những dụng cụ khác
Bạn nên chuẩn bị các loại vật dụng cần thiết khác như nhiệt kế, túi nước nóng, chậu và bàn chải giặt tã lót…
|