Chúng ta có thể khẳng đinh rằng: Đẻ tự nhiên (đẻ bằng con đường âm đạo) vẫn luôn tốt cho cả mẹ và bé, đối với bé nếu được sinh ra bằng con đường sinh đẻ tự nhiên tử cung co vào có quy luật và mở rộng khi sắp đẻ có thể làm cho phổi của thai nhi được tập luyện.
|
Lợi ích của việc sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên
Lợi ích của đẻ thường với bé
- Đẻ thường là con đường sinh đẻ tốt nhất cho bé bởi vì tử cung co vào có quy luật và mở rộng khi sắp đẻ có thể làm cho phổi của thai nhi được tập luyện. Đồng thời, tử cung co vào còn có thể khiến nang phổi sinh ra vật chất loại phốt pho lipip. Chất này làm tăng tính đàn hồi nang phổi, thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp tự động của thai nhi sau khi được sinh ra. Ngược lại, nếu trẻ sinh bằng biện pháp mổ đẻ sẽ dễ phát sinh hội chứng ngạt thở hơn so với trẻ đẻ thường.
- Thai nhi đẻ thường, do tác dụng của áp lực sản đạo có thể khiến nước ối và chất nhầy trong phổi, khoang mũi và khoang miệng của thai nhi tiết ra, giảm thiểu phát sinh bệnh của thai nhi. Mổ đẻ không có tác dụng này.
- Đẻ thường, đầu của thai nhi chịu chèn ép của tử cung co vào, cung cấp khá nhiều ôxy và kích tố cho trung ương hô hấp của phần não. Thai nhi sau khi sinh ra dễ bị kích thích hô hấp mà khóc ngay, có khi đầu thai nhi bị kéo dài, biến hình. Đây là hiện tượng tự nhiên, sau 1 - 2 tháng sẽ hết, còn trí tuệ trẻ sinh thường và mổ đẻ không có gì khác biệt.
Lợi ích của đẻ thường với mẹ
- Đẻ thường có thể khiến cửa âm đạo của bà mẹ mở rất rộng, nhưng nó có lợi cho bài tiết sản dịch và phục hồi tử cung sau đẻ.
Thời gian gần đây, mổ đẻ diễn ra phổ biến hơn. Điều này đã có thể cứu được nhiều ca đẻ khó. Song, mặt trái của việc mổ đẻ cũng dễ làm gia tăng về bệnh: nhiễm trùng sau khi đẻ, tử cung ra máu nhiều, thậm chí phải cắt bỏ tử cung vì thế chúng ta không nên lạm dụng việc mổ đẻ.
Những trường hợp không nên sinh đẻ bằng con đường sinh đẻ tự nhiên
Theo lẽ thường của tự nhiên, thai đã đủ ngày, đủ tháng, người mẹ sẽ có những cơn đau bụng dữ dội và âm đạo mở rộng ra để cho em bé chào đời. Tuy nhiên, những thai phụ khó sinh như: xượng chậu hẹp, biến hình hoặc cơn co tử cung yếu, sản trình kéo dài, dùng các biện pháp xử lý vẫn vô hiệu; ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi ngược, thai to quá, ra máu nghiêm trọng trước khi sinh như nhau tiền đạo, nhau thai bong ra sớm, điềm báo trước tử cung rách hoặc thai phụ trên 35 tuổi; người mẹ có tiền sử khó đẻ mà chưa có con...thì mới tiến hành sinh mổ. Ngoài ra, khi phát hiện thai nhi bị ngạt trong tử cung, qua chữa trị vẫn vô hiệu; dây rốn đứt sớm, tim thai không tốt; kết quả xét nghiệm chức năng nhau thai giảm thấp rõ rệt thì bác sĩ xem xét cụ thể và chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
|