Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Sinh con mùa nào là tốt nhất
Ngày cập nhật:  14/08/2011 22:10:44
Để nói về thời điểm sinh ra tốt nhất với mỗi giới, dân gian có câu “Gái tháng hai, trai tháng tám”. Khoa học hiện đại cũng thừa nhận, việc sinh con vào mùa xuân và mùa thu thời tiết không quá nóng hoặc quá lạnh, rất thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của đứa trẻ.


 



Con trai ra đời vào tháng tám trong năm nghĩa là thời điểm thụ thai phải diễn ra trước đó 9 tháng; giai đoạn diễn ra quá trình thụ thai là mùa xuân và thời điểm sinh ra rơi vào các tháng thuộc mùa thu. Những đứa trẻ sinh ra hoặc thụ thai vào hai mùa nói trên đều gọi là được mùa sinh. Nhiều tài liệu cho rằng, mùa xuân, đặc biệt là chính xuân (giữa xuân) là thời điểm đất trời giao hòa, tiết trời ấm áp, nhiệt độ vừa phải phù hợp cho muôn loài phát triển gắn bó, kết thân. Nghiên cứu của các nhà sinh vật học cho thấy, mùa xuân, chồi lộc vươn lên, chim chóc làm tổ.

Đây cũng chính là lúc thuận lợi nhất cho một sinh linh được xuất hiện trên cõi đời hay hai tâm hồn yêu đương giao hòa, ươm cấy nên một mầm sống. Con người nếu được thụ thai vào mùa xuân thời tiết ấm áp và sinh vào mùa thu trời cũng dìu dịu thì sự ấp ủ của người mẹ với đứa con sẽ thuận lợi, thân nhiệt của người mẹ đủ chống lạnh cho con.

Ngày nay, với những gia đình có điều kiện thì vẫn có thể thụ thai và nuôi dưỡng con trong môi trường không khí, nhiệt độ như mùa thu thông qua máy điều hòa nhiệt độ, song dù thế nào thì con người vẫn phải nằm trong sự điều chỉnh của tự nhiên.

Theo kinh nghiệm dân gian thì mùa đông là mùa lạnh giá, mọi vật như co lại, già nua và chết chóc. Còn mùa hè là mùa phát sinh thuận lợi nhất của viêm nhiễm, chưa bao giờ được coi là thuận lợi trong sinh nở.

Các chuyên gia về sinh sản đều khẳng định quá trình thụ tinh và thụ thai, nuôi con trong bụng mẹ không phải bao giờ cũng diễn ra đúng như mong muốn của con người. Giáo sư Đỗ Trọng Hiếu – chuyên gia về sức khỏe sinh sản, cho biết tinh trùng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, môi trường và cả xúc cảm của con người. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm cho tinh trùng chết sớm hơn, hoặc bị thương tổn. Nếu tinh thần của cả nam và nữ bị ức chế thì cũng sẽ làm giảm hứng khởi và lượng tinh trùng. Các biểu hiện này đều tác động xấu đến kết quả thụ thai.

Thụ thai và sinh đẻ đúng mùa (xuân hoặc thu) là có lợi nhất về sinh học. Vào những thời điểm này, gần như tất cả các mối quan hệ của con người trong xã hội, con người với thiên nhiên đều trở nên ôn hòa. Con người sinh học có được phong độ và sinh khí ở đỉnh cao.

Nếu thụ thai vào mùa xuân, cơ thể con người vừa được phục hồi sức khỏe sau một mùa đông lạnh. Khả năng ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng của phái mạnh tốt lên sẽ ra tinh trùng đủ về số lượng và chất lượng, đảm bảo sự thụ thai diễn ra tốt lành.

Với phụ nữ, khi tâm hồn và đời sống thoải mái thì sự chuẩn bị cho việc “lót ổ” cũng thuận lợi, nghĩa là tử cung được tích tụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, dễ dàng đón trứng đã thụ tinh bám sâu vào niêm mạc, đảm bảo chắc chắn cho quá trình thụ thai.

Giáo sư Hiếu cho biết, việc thụ tinh có tỷ lệ không thành công lên đến 50%, còn khả năng trứng đã thụ tinh không đậu được thấp hơn một chút. Do đó, việc lựa chọn mùa sinh để thụ thai, sinh con sẽ làm giảm tỷ lệ không đậu thai và mức độ gây những biến chứng cho trẻ nhỏ.

In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những thực phẩm cần tránh khi muốn mang thai
Những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới
Ảnh hưởng của trọng lượng cơ thể tới chu kỳ kinh nguyệt
Quá trình hình thành giới tính của thai nhi
Những nguyên nhân dẫn đến có thai sau khi đặt vòng tránh thai
Những biện pháp can thiệp để thúc đẻ
Lời khuyên cho phụ nữ thừa cân trước khi mang thai
Tác dụng phụ của thuốc làm sảy thai và cách khắc phục
Đừng sợ sinh con
Khả năng sinh sản của nữ giới
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email