Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Lời khuyên cho phụ nữ thừa cân trước khi mang thai
Ngày cập nhật:  24/05/2011 21:18:33
Một số phụ nữ vốn đã thừa cân trước khi mang thai đều rất băn khoăn không biết sẽ áp dụng chế độ ăn uống thế nào để có thể thụ thai và sinh được em bé khỏe mạnh mà bản thân mình cũng không bị tăng cân quá mức. Điều này thực ra không quá khó nhưng nó phụ thuộc nhiều vào ý chí và nghị lực của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số lời khuyên về vấn đề này.


Trước khi lên kế hoạch mang thai bạn nên áp dụng một chế độ ăn kiêng và luyên tập để cơ thể cân đối. Theo nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe và chỉ số vòng bụng và vòng mông thì những phụ nữ có vùng eo thon thả, ít mỡ bụng sẽ cân bằng mức estrogen ở trạng thái tốt nhất nên khả năng thụ thai và sinh sản sẽ tốt hơn. Vì thế giữ được thân hình cân đối trước khi thụ thai sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thụ thai thành công.
 



Nếu tuân thủ chế độ ăn sau đây bạn sẽ tránh được việc tăng cân quá mức trước và sau khi mang thai:

- Tránh các thức ăn quá béo (như các món chiên, xào…), tránh thức ăn chứa nhiều vị ngọt (như bánh kẹo, nước ngọt, kem, nước trái cây có đường…). Nên ăn các loại thức ăn luộc hoặc hấp thay cho các món chiên, xào…

- Hạn chế ăn thịt động vật có nhiều mỡ như thịt heo, cá béo… nội tạng động vật như tim, gan, cật, ruột… chỉ nên ăn thịt nạc, thịt da cầm bỏ da, ăn tôm, cua, cá…

- Nên uống các loại sữa không đường và các loại nước trái cây không pha thêm đường.

 - Không nên ăn quá mặn.

- Bạn chỉ cần cung cấp năng lượng cho cơ thể từ 2000 đến 2200 Kcalo mỗi ngày. Để giảm bớt cảm giác thèm ăn, bạn có thể ăn thêm trái cây hoặc một bát canh rau trước bữa ăn chính.

- Bạn không nên bỏ bất cứ thức ăn nào bởi như thế sẽ tạo cảm giác thèm ăn hơn và bạn sẽ phải ăn thêm nhiều hơn để bù vào bữa ăn đó. Ăn uống không điều độ sẽ làm rối loạn bộ máy tiêu hóa, gây mệt mỏi, giảm năng suất làm việc và đó cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ béo phì.

- Không nên áp dụng những thực đơn làm gầy quá nhanh vì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn và không thể thực hiện lâu dài.

- Sau 8 giờ tối bạn không nên thêm bất cứ loại thức ăn nào.

- Duy trì giấc ngủ đều đặn, khoảng 8 tiếng mỗi ngày.

- Thường xuyên tập luyện những môn thể thao thích hợp cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và mang thai như aerobic nhẹ, yoga, đi bộ, bơi lội…
 

MANGTHAI.VN
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Những biện pháp can thiệp để thúc đẻ
Tác dụng phụ của thuốc làm sảy thai và cách khắc phục
Đừng sợ sinh con
Khả năng sinh sản của nữ giới
Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống tới việc mang thai
Khó sinh, làm gì để tránh?
hiếm muộn ăn gì để tăng khả năng thụ thai?
6 biến chứng nguy hiểm khi phá bỏ thai
Tại sao bạn vẫn mãi chưa có bầu?
9 thực phẩm tốt nhất cho chị em trong những “ngày ấy”
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email