Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Khó sinh, làm gì để tránh?
Ngày cập nhật:  27/03/2011 13:28:05
Thuật ngữ y học gọi khó sinh là hiện tượng sinh đẻ không bình thường.


Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khó sinh như: đường sinh con không bình thường; xương chậu của người mẹ không vừa với thai nhi...

Nguyên nhân

1. Sức khỏe sinh đẻ không bình thường và dị thường: Tử cung co thắt thiếu lực, co thắt không đều hoặc yếu dần.
2. Đường sinh con không bình thường: Bao gồm cơ xương, đường sinh đẻ qua âm đạo.
3. Sự phát triển và vị trí thai nhi không bình thường: Nếu vị trí của thai nhi bất thường sẽ không thuận lợi cho việc sinh đẻ tự nhiên và khả năng gây ra hiện tượng khó đẻ là rất cao. Hình dáng của thai nhi nếu bị dị dạng cũng gây khó khăn cho việc sinh đẻ của người mẹ.
4. Xương chậu của người mẹ không vừa với đầu thai nhi: Đầu thai nhi quá to hoặc quá nhỏ, không vừa với xương chậu của người mẹ đều dễ gây ra khó sinh.

Biện pháp phòng tránh

 

Trước khi sinh, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên vận động thích hợp, dự phòng bệnh tật. (Ảnh minh họa)

 


1. Kiểm tra hệ thống sinh sản trước khi sinh: Thai phụ cần kiểm tra thường xuyên trong cả quá trình mang thai. Cuối kì mang thai cần đo lường xương chậu xem độ rộng mở có an toàn cho cả mẹ và thai nhi hay không. Trước khi sinh 2 tuần, bà bầu nên đến bệnh viện khám để quyết định phương thức sinh đẻ tự nhiên hay đẻ mổ.
2. Bảo vệ tinh thần và thể lực tốt: Trước khi sinh, cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên vận động thích hợp, dự phòng bệnh tật. Để tinh lực và thể lực sung mãn, trước khi sinh bà bầu nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa để tăng thể lực và duy trì cảm giác thoải mái về tinh thần.
3. Trang bị kiến thức: Phụ nữ mang thai nên tự trang bị cho mình những kiến thức về sinh đẻ. Và sinh đẻ là hiện tượng tự nhiên, vì thế bạn chỉ cần chú ý làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì thai kì sẽ diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, trong quá trình sinh, bạn cũng nên biết cách phối hợp ăn ý với bác sĩ để cuộc đẻ của bạn được dễ dàng hơn.
4. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ: Bạn không nên quá lo lắng về việc sinh đẻ của mình và hãy giữ cho tâm trạng luôn lạc quan và tràn trề hy vọng về đứa con sắp ra đời.


 

(Theo Mangthai)
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
hiếm muộn ăn gì để tăng khả năng thụ thai?
6 biến chứng nguy hiểm khi phá bỏ thai
Tại sao bạn vẫn mãi chưa có bầu?
9 thực phẩm tốt nhất cho chị em trong những “ngày ấy”
Sau khi sẩy thai bao lâu thì mới nên có thai trở lại
28 loại thảo dược nguy hiểm cho bà bầu
Dấu hiệu bạn có thai
Nhận biết thai ngoài tử cung
Đối tượng nào dễ bị chửa trâu?
Cách giúp bạn đậu thai nhanh hơn
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email