Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
9 thực phẩm tốt nhất cho chị em trong những “ngày ấy”
Ngày cập nhật:  17/12/2010 15:02:02
Trước và trong thời kỳ hành kinh,hầu hết mọi phụ nữ đều gặp phải những triệu chứng mỏi mệt, đau bụng, chuột rút, nhức đầu, các vấn đề về tiêu hóa hoặc thay đổi tâm trạng …Một trong những cách tốt nhất để ngăn chận và điều trị các triệu chứng trên là có một chế độ ăn uống lành mạnh ,đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể trong những ngày này.Ở đây chúng tôi có những thông tin để các bạn có thể tham khảo và sử dụng 9 loại thực phẩm tốt nhất cho mình .


 



Các loại đậu

Hàm lượng chất xơ cao của đậu Hà Lan cũng như các loại đậu nói chung làm giảm triệu chứng sung huyết của chuột rút, giải phóng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng tiêu hóa, giảm thiểu táo bón và tiêu chảy.
Các loại cây họ đậu cũng là một nguồn vitamin B tốt có tác dụng ngăn ngừa chuột rút và mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt.
 
Rau xanh

Rau xanh có chứa hàm lượng các chất magiê, canxi và kali khá cao – làm giảm và ngăn chặn sự co thắt dẫn đến đau co thắt. Đồng thời các khoáng chất này làm dịu và trung hòa cảm xúc, giảm bớt khó chịu.
Những loại rau có màu xanh đậm cũng chứa một lượng vitamin K cao, là chất cần thiết làm đông máu và ngăn ngừa chảy máu quá mức.
 
Axit béo omega-3

Một nhóm các chất giống như nội tiết tố trong cơ thể gọi là prostaglandin có liên quan đến các cơn co thắt cơ bắp và đau bụng kinh.
Một cách để ngăn chặn tác động của prostaglandin là tiêu thụ lượng axit béo omega-3 có trong cá hồi, quả óc chó và hạt lanh. Nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có chế độ ăn uống với lượng omega-3 cân bằng thường có triệu chứng kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn.
 
Dứa

Theo một báo cáo gần đây, một bộ phận phụ nữ trẻ tiêu thụ lượng mangan thấp có lượng kinh nguyệt tăng lên đến 50%, do đó các bác sĩ khuyến cáo trong những ngày “đèn đỏ” phụ nữ nên tăng cường hàm lượng mangan để giảm bớt cảm giác đau tức và khó chịu.
Dứa là loại trái cây tiêu biểu có chứa nhiều khoáng chất đó, đồng thời cũng chứa hàm lượng bromelain cao - là loại enzim thực vật giúp thư giãn cơ bắp, ngăn ngừa hiện tượng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
 

Trà

Thay vì sử dụng những loại nước uống có chứa cafein gây ra sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt nhiều hơn, hãy uống trà bởi thức uống này cũng là một nguồn mangan tuyệt vời.
Trà gừng rất hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn và đầy hơi, còn đặc tính của trà hoa cúc làm giảm co thắt cơ và căng thẳng có thể dẫn đến lo lắng và khó chịu.
 
Nước

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính của triệu chứng sung huyết mà đặc trưng là chuột rút, cơ thể chậm chạp và uể oải. Cách tốt nhất để giảm hiện tượng này là tăng tiêu thụ nước nếu không cơ thể sẽ có những ảnh hưởng xấu.
Ngũ cốc
Một nghiên cứu của các bác sĩ người Anh chỉ ra rằng ăn một lượng nhỏ tinh bột cách ba giờ một lần và trong vòng một giờ trước khi đi ngủ chống lại được các triệu chứng PMS ở 70% phụ nữ.
 
Ngũ cốc là nguồn bổ sung thêm magiê, làm giảm căng thẳng thần kinh cơ, vitamin nhóm B và vitamin E chống lại hiện tượng mệt mỏi và trầm cảm.

Sữa chu

Sữa chua có chứa men vi sinh thúc đẩy một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Nếu tiêu thụ gấp đôi lượng canxi, 1300mg thay vì 600mg, sẽ làm giảm bớt sự khó chịu kinh nguyệt.
 
Tuy nhiên, vì thịt và các sản phẩm làm từ sữa có chứa axit arachidonic - chất làm tăng sản xuất prostaglandin gây co cứng, nên các chị em phụ nữ có thể lựa chọn những sản phẩm có chứa canxi không chế biến từ sữa như bông cải xanh, cải xoăn, cá hồi đóng hộp với xương và các loại thực phẩm giàu canxi khác như ngũ cốc và các loại nước ép.

 

phunu.net
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Sau khi sẩy thai bao lâu thì mới nên có thai trở lại
28 loại thảo dược nguy hiểm cho bà bầu
Dấu hiệu bạn có thai
Nhận biết thai ngoài tử cung
Đối tượng nào dễ bị chửa trâu?
Cách giúp bạn đậu thai nhanh hơn
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến sinh sản
Thời điểm lý tưởng cho việc thụ thai
Hỏi - đáp về sảy thai
Không nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai khi có những dấu hiệu nào?
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email