Tiếng Việt
  English
   
Giới thiệu

Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chính sách nhân sự
Các chi hội thành viên
Điều lệ hội
Videos
Hình ảnh hoạt động Hội
Thủ tục thành lập Hội
Hội Viên
Tin tức - sự kiện

Tin hoạt động Hội
Thông tin chuyên ngành
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Kiến thức cho phụ nữ mang thai
Kiến thức cho phụ nữ sau khi sinh
Kiến thức SKSS vị thành niên - TN
Kiến thức về SKSS cho phụ nữ
Đối tượng nào dễ bị chửa trâu?
Ngày cập nhật:  05/11/2010 13:26:53
Có người coi hiện tượng này bình thường, thậm chí còn hy vọng sinh được con trọng lượng lớn nhưng cũng có người thấy lo sẽ đẻ khó, dễ gặp nguy hiểm.Cho dù bạn đang, sắp hay sẽ là phụ nữ mang thai thì vẫn có những thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

 

Dân gian thường dùng khái niệm “chửa trâu” để nói đến những thai phụ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ. Trong y học, thai loại này được gọi là “già tháng” hay “quá ngày”.

Theo nhận định của một số chuyên gia, tần suất thai quá ngày chiếm khoảng 5% các thai kỳ, tức trong một trăm sản phụ thì độ chừng năm người xảy ra chửa trâu.
 
Có người coi hiện tượng này bình thường, thậm chí còn hy vọng sinh được con trọng lượng lớn nhưng cũng có người thấy lo sẽ đẻ khó, dễ gặp nguy hiểm. Hai trạng thái tâm lý này có cơ sở tới đâu?

Thai kỳ bình thường kéo dài trong 280 ngày, tức 40 tuần, được tính từ ngày kinh cuối cùng. Tuy nhiên, thai đã đủ trưởng thành, sống tốt khi ra khỏi bụng mẹ được tính từ mốc 37 tuần.

Từ 37 – 41 tuần là thời gian chờ đợi để có cuộc chuyển dạ tự nhiên. Khi đã quá 41 tuần mà chưa chuyển dạ tự nhiên thì xem là thai quá ngày, còn nếu hơn 42 tuần thì gọi là thai già tháng.
 

Ai dễ chửa trâu?

Thai quá ngày, già tháng có thể do nhiều lý do: cách tính ngày dự sinh không đúng, do tự nhiên, di truyền, cũng có khi vì thai có bệnh lý không gây ra cuộc chuyển dạ. Đã có quan sát cho thấy ở một số phụ nữ có lần sinh trước quá ngày thì lần sau cũng rất dễ lặp lại.
 

Cách phòng ngừa thai quá ngày tốt nhất là khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu.


Ngoài ra, thai có bất thường như vô sọ, thiểu sản tuyến thượng thận thường sẽ kéo dài ngày, có lẽ do thiếu hụt về thần kinh – nội tiết. Từ những năm 70, đã thấy có bằng chứng tỷ lệ chết chu sinh (ngay sau đẻ) của trẻ sinh già tháng có tăng hơn so với trẻ đủ tháng.

Cách phòng ngừa thai quá ngày tốt nhất là khám thai định kỳ và siêu âm trong khoảng ba tháng đầu. Đây là cơ sở giúp xác định tuổi thai chính xác để can thiệp sớm, tránh xảy ra đáng tiếc.

Nằm lâu trong bụng mẹ, thai có thể chết

Khi thai già tháng, bánh nhau sẽ không còn hoạt động tốt, có thể do chất lượng bánh nhau, chất lượng mạch máu, những vùng xơ hoá hay hoại tử ở bánh nhau. Nước ối cũng sụt giảm nhanh từ sau 40 tuần, làm cho hoạt động mạch máu trong dây rốn gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai.

Nước ối giảm số lượng nhưng chất lượng có thể ngày càng sệt do gia tăng phóng thích phân su vào nước ối. Do đó, tình trạng hít ối phân su rất dễ xảy ra khi thai vào chuyển dạ, làm ảnh hưởng hô hấp của trẻ ra đời.

Một số trường hợp thai già tháng vẫn tiếp tục phát triển tốt về trọng lượng, đưa đến một em bé quá khổ có nhiều khả năng phải sinh mổ. Hầu hết trẻ sinh già tháng thường có làn da nhăn nheo, hơi xanh, trọng lượng có thể quá mức nhưng thường gặp cơ thể dài, có vẻ gầy, tóc – móng mọc dài, có vẻ trưởng thành quá mức về thần kinh vận động như mắt mở to, lo lắng kích động. Càng già tháng, trẻ sẽ sụt giảm cân.

Thai quá ngày có thể dẫn đến chết trong bụng mẹ vì kém dinh dưỡng hoặc chết sau sinh do các biến chứng, trong đó đáng ngại nhất là hít ối có phân su như đã nói.

Trong dân gian, khi thấy ai đã tới ngày sinh mà chưa sinh thường có lệ xin gạo hàng xóm, mỗi nhà một nắm rồi về nấu cơm cho bà bầu ăn, ý muốn giục em bé mau ra, nếu không thì mẹ phải xin gạo thiên hạ ăn. Cả suy nghĩ lẫn tập tục này đều không tốt cho thai nhi, thay vào đó cần can thiệp tích cực hơn khi thai quá ngày dự sinh.
 

Sinh thường hay mổ còn tuỳ sức thai

Trong dân gian, khi thấy ai đã tới ngày sinh mà chưa sinh thường có lệ xin gạo hàng xóm, mỗi nhà một nắm rồi về nấu cơm cho bà bầu ăn, ý muốn giục em bé mau ra, nếu không thì mẹ phải xin gạo thiên hạ ăn. Cả suy nghĩ lẫn tập tục này đều không tốt cho thai nhi.
 

Khi có tình trạng quá ngày dự sinh, điều cần làm đầu tiên là kiểm tra xem cách tính ngày dự sinh có gì sai sót.


Thật ra, nếu bà bầu có theo dõi định kỳ tại một cơ sở y tế thì việc kiểm tra này gần như thực hiện trong mỗi lần khám thai, nhằm xác định chính xác tuổi thai để xem thai có phát triển tương ứng với tuổi không.

Việc kế tiếp là tổng kiểm tra tình trạng thai xem có cần lấy thai ra ngay hay còn có thể đợi thêm vài ngày. Việc này nhằm chọn cách can thiệp tốt nhất cho mẹ và thai. Sau đó còn có các thử nghiệm đánh giá khả năng chịu đựng của thai, liệu xem thai có chịu nổi cuộc chuyển dạ như bình thường không, nhằm chọn cách sinh bình thường hay phải can thiệp sinh mổ.
 
Nếu xác định thai chịu nổi cuộc chuyển dạ sẽ dùng các thuốc làm mềm cổ tử cung và kích thích cơn gò. Trong trường hợp cổ tử cung bắt đầu hé mở, việc tách màng ối rời khỏi thành tử cung (khác với làm bể màng ối) cũng là cách kích thích chuyển dạ.

Màng ối khi bị tách sẽ tăng tiết prostaglandine, là một hoạt chất gây mềm cổ tử cung và khởi phát cơn gò. Thuốc sử dụng làm khởi phát chuyển dạ thực chất cũng là một loại prostaglandine, có thể dùng đường uống, đặt hậu môn hay âm đạo, ngậm dưới lưỡi.

Biện pháp kế đến là dùng oxytocin, một hoạt chất do não tiết ra gây nên cơn co tử cung đủ để chuyển dạ. Oxytocin có thể do cơ thể tiết ra khi cuộc chuyển dạ khởi phát, khi đầu vú được se liên tục lúc thai đã trưởng thành hay dùng oxytocin ngoại sinh truyền vào cơ thể.

Cuộc chuyển dạ của thai quá ngày cần được theo dõi chặt chẽ hơn vì đa số đây là thai kỳ có nguy cơ hay phải can thiệp bằng thuốc.
 

Cách tính ngày dự sinh

Để biết thai non hay già, có thể dựa vào cách tính ngày dự sinh. Có nhiều cách, đơn giản nhất là theo ngày kinh, lấy ngày của kỳ kinh cuối cùng, sau đó ngày cộng 7, tháng trừ 3 là ra ngày dự sinh (ví dụ ngày kinh chót là 14.7, ngày dự sinh sẽ là 21.4 năm sau).

Cách này có hiệu quả khi vòng kinh đều đặn và bà bầu nhớ rõ ngày của kỳ kinh cuối. Đã có một nghiên cứu tại Việt Nam tình cờ phát hiện cách tính này thường sai lệch khoảng hai tuần, có thể do vòng kinh không đều, nhớ ngày kinh không chính xác, quy đổi ngày kinh từ âm lịch sang dương lịch không đúng.
 
Cách tính chính xác hơn là dựa vào kết quả siêu âm trong khoảng ba tháng đầu. Tính theo kiểu này có thể sai lệch khoảng 3 – 5 ngày. Siêu âm trong các tháng muộn hơn sẽ cho kết quả dự sinh sai nhiều hơn, từ 1–3 tuần.

Cần biết, tính được ngày dự sinh dù bằng cách nào cũng không tính được ngày sinh chính xác, mà chỉ có thể dự đoán khoảng thời gian có thể sinh, từ đó sắp xếp mọi việc sao cho thuận tiện nhất.
 

Theo ThS.BS Đặng Lê Dung Hạnh
In ấn |   Gửi đi
 Các bài viết khác
Cách giúp bạn đậu thai nhanh hơn
Một số loại thuốc ảnh hưởng đến sinh sản
Thời điểm lý tưởng cho việc thụ thai
Hỏi - đáp về sảy thai
Không nên tập thể dục trong thời kỳ mang thai khi có những dấu hiệu nào?
Ngăn ngừa nghẹt thở cho bé
Tư vấn cho sản phụ trong chuyển dạ và ngay sau đẻ
Chống lo lắng khi mang thai
Những điều bạn nên biết về vaccines phòng bệnh cho trẻ
Nhóm phụ nữ cần đề phòng nguy cơ tiền sản giật
VAM Webmail Login
Email: @vam.org.vn
Password:
 
Sự kiện

  17/12/2024- Hội thảo NUÔI DƯỠNG TƯƠNG LAI “Nursing the Future: ASEAN Champions of Pediatric Nutrition”
  16/12/2024- Xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh phát hiện được bệnh nào?
  12/12/2024- LỚP ĐÀO TẠO “NÂNG CAO KỸ NĂNG THỰC HÀNH KỸ THUẬT BƠM HÚT CHÂN KHÔNG (MVA) VÀ ĐẶT DỤNG CỤ TỬ CUNG (IUD)” TẠI ĐÀ NẴNG
  03/12/2024- Tổ chức lớp đào tạo “Nâng cao kỹ năng thực hành kỹ thuật bơm hút chân không (MVA) và đặt/ tháo dụng cụ tử cung (IUD)” tại Trung tâm đào tạo Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam ,Thành phố Huế
  02/12/2024- Những dấu hiệu bất thường về rốn của trẻ sơ sinh cha mẹ cần biết
  20/11/2024- Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết
  15/11/2024- Mẹ bầu cần biết nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhau tiền đạo
  04/11/2024- Đái tháo đường thai kỳ: Mẹ cần biết để bảo vệ thai nhi khỏe mạnh
  01/11/2024- Ai có nguy cơ bị viêm vùng chậu?
  26/10/2024- Máu cuống rốn là gì? Vì sao cần lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Xem tất cả
Liên kết email